Trước khi sinh, không ít thai phụ mang trong mình những lo lắng nhất định. Thậm chí đến gần ngày lâm bồn, chị em vẫn chưa có được sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý. Vậy nên, bạn cần làm rõ những chữ “Nếu”, để giúp mình có tâm thế thoải mái chào đón em bé.

Trước khi sinh, không ít thai phụ mang trong mình những lo lắng nhất định. Thậm chí đến gần ngày lâm bồn, chị em vẫn chưa có được sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý. Vậy nên, bạn cần làm rõ những chữ “Nếu”, để giúp mình có tâm thế thoải mái chào đón em bé.







Nếu vỡ nước ối sớm?
Đa số nước ối sẽ vỡ ở giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn, tức là lúc cổ tử cung đã gần như mở hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng vỡ nước ối sớm cũng là tín hiệu đầu tiên sắp sinh của khoảng 15% thai phụ. Nó có thể chảy ra ồ ạt hoặc từng chút một, nên bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện khiểm tra cho chắc chắn.Có thể nước ối vỡ sớm, nhưng bạn vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng hay vấn đề nào khác. Bác sĩ thường đề nghị đợi thêm 48 giờ. Sau đó, mới bắt đầu quá trình sinh nở để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Khi nước ối đã vỡ, màng bảo vệ giữa thai nhi với vi khuẩn trong âm đạo cũng sẽ không còn, nên cũng không thể chờ quá lâu.
Đa số sản phụ đều chờ đợi sau khi nước ối vỡ và bắt đầu những cơn co thắt tử cung tự nhiên trong 48 giờ. Tuy vậy, cũng có vài trường hợp cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu trong 48 giờ vẫn không thể sinh, thì bác sĩ sẽ tiến hành thúc đẩy sinh sản.
Nếu vị trí thai không đúng?
Lúc sinh, tư thế lý tưởng nhất của thai nhi chính là phần đầu hướng xuống dưới, lưng hướng về phía bạn. Những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể thông qua động tác xoa bụng thai phụ để phán đoán tư thế thai nhi. Nếu phần mông thai nhi hướng xuống, bác sĩ sẽ dạy bạn bài tập để điều chỉnh vị trí của thai. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là khoảng 60%. Nhưng nếu đến lúc sinh mà thai nhi vẫn chưa điều chỉnh được tư thế, có thể sẽ phải tiến hành sinh mổ.
Nếu cổ tử cung không mở?
Tốc độ trước khi cổ tử cung mở ra khoảng 3 đốt tay thông thường rất chậm, nhưng nó không phải mở ra một cách đơn giản. Song song với việc mở ra, tử cung còn trở nên càng lúc càng mỏng gần như một tờ giấy. Nếu bạn vẫn đang ở giai đoạn đầu khi sắp sinh và vẫn chưa vỡ nước ối, bác sĩ sẽ đề nghị chờ đợi thêm. Điều này có thể sẽ làm cạn dần ý chí của bạn. Nhưng nếu bác sĩ can thiệp thì khả năng bạn sẽ phải phẫu thuật là rất cao.
Tuy nhiên, nếu thai phụ đã bước vào giai đoạn thứ hai (tử cung mở hơn 3 đốt tay) và tốc độ mở không ổn định (bình thường tốc độ là 1 đốt tay trong mỗi giờ), thì bác sĩ sẽ tìm hiểu tại sao tử cung không mở (do vị trí thai không chuẩn, co thắt tử cung không đủ mạnh hay tư thế dùng sức của thai phụ không chính xác…). Nếu cần, bác sĩ sẽ dùng thuốc kích thích để tăng nhanh tốc độ sinh của sản phụ.
Nếu cơn đau khiến bạn chịu không nổi?
Đa số thai phụ đều lo sợ khó có thể vượt qua các cơn co thắt tử cung, sự mỏi mệt và những cơn đau lúc lâm bồn. Lúc này, bạn cần tìm kiếm vài thứ hỗ trợ giúp thả lỏng cơ thể, hoặc đi vào giấc ngủ. Phương pháp thì có rất nhiều, nhưng môi trường xung quanh có cho phép bạn cảm thấy dễ chịu hơn không mới quan trọng. Ngoài ra, cũng đừng làm cho bản thân quá áp lực. Nếu thấy đau, hãy cứ nói ra để cơ thể và tâm lý được thả lỏng hết mức có thể. Khi áp lực nhỏ đi thì độ nhạy cảm với cơn đau cũng sẽ giảm xuống.
Nếu thai phụ quá mệt, không đủ sức để rặn đẻ?
Đến lúc cần rặn để sinh em bé, có thể bạn sẽ cảm thấy rất đói khát và mệt mỏi cùng cực. Đừng lo lắng, bác sĩ và hộ lý sẽ dựa theo tình trạng cơ thể của bạn để giúp đỡ.Điều mà bạn nên chú ý, là cố gắng đừng la hét hay gào khóc, tích cực phối hợp với bác sĩ, khi cần dùng sức hãy dùng sức, khi không cần thì hãy tận dụng thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể dùng phương pháp hít thở để điều chỉnh.
Đa số các bà mẹ đều kiên trì đến cùng. Tuy vậy, nếu thật sự không còn sức nữa, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc dùng máy hút chân không để hỗ trợ sinh hoặc dùng phương pháp sinh mổ.
Nếu dây rốn quấn cổ thai nhi?
Nghe thì có vẻ rất đáng sợ, nhưng tình huống này cũng hay thường gặp và cũng không quá khó để giải quyết. Khi nghi ngờ thai nhi bị dây rốn quấn cổ, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ.

Nếu dây rốn không quấn chặt lắm, trong quá trình sinh thường, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng gỡ ra. Với thai nhi có dây rốn khá dài và quấn vào cổ rất chặt, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ. Dây rốn bị cắt cũng đồng nghĩa với việc cắt luôn nguồn cung cấp oxy cho thai nhi, nên thai nhi cần lập tức được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Vìa vậy, khi những đợt co thắt tử cung tiếp theo đến, sản phụ phải dùng hết sức để rặn cho thai nhi ra ngoài.
Nếu sản phụ không thể biểu đạt nguyện vọng của mình?
Tốt nhất, bạn cần có kế hoạch cho kỳ sinh nở, thông qua việc trao đổi tận tình với bạn đời hoặc người thân cận. Như thế, khi xảy ra vấn đề hoặc gặp khó khăn, nếu bạn không thể biểu đạt ý mình thì bác sĩ sẽ có thể trưng cầu ý kiến của người thân, nhất là ông xã của bạn.

Thông thường, bác sĩ sẽ không ép thai phụ nhất định phải làm thế nào, nên bạn có thể nói ra cách nghĩ của mình với họ. Đồng thời, cũng nên lắng nghe kiến nghị từ bác sĩ, bởi đó là ý kiến của những người có chuyên môn, rồi bạn hãy quyết định.
Lê Phương (Tạp Chí Bầu)


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn