Thai nhi lớn dần cũng là lúc những vết rạn đỏ ở khu vực bụng, đùi, mông, eo, bắp chân ngày một nhiều lên, khiến chị em khó tránh khỏi lo lắng và thất vọng





<em style="">Mang bầu là một trải nghiệm tuyệt vời của người phụ nữ. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, một trong số đó là rạn da. Thai nhi lớn dần cũng là lúc những vết rạn đỏ ở khu vực bụng, đùi, mông, eo, bắp chân ngày một nhiều lên, khiến chị em khó tránh khỏi lo lắng và thất vọng. Bác sĩ da liễu Andrea Cambio (BV New York)sẽ đưa ra một số giải đáp về những “nhầm tưởng” của thai phụ đối với hiện tượng này.[/I]


Nhầm tưởng 1: Rạn da có thể ngăn ngừa được
Theo bác sĩ Cambio, rạn da là do lực kéo căng từ bên trong các lớp mô dưới của da. Lực kéo này mạnh nhất trong các tháng cuối của thai kỳ, các biện pháp tác động từ bên ngoài chỉ có thể phần nào giảm bớt tình trạng này chứ không thể ngăn chặn được hoàn toàn. Có đến hơn 90% phụ nữ có biểu hiện rạn da khi mang thai. Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng, nghĩa là, nếu những phụ nữ trong gia đình bị rạn da thì bạn cũng có nguy cơ cao như vậy. Hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu chống hiện tượng này có mặt trên thị trường, nhưng chúng chỉ có tác động rất nhỏ giúp da đàn hồi hơn, chứ không thể chống các vết rạn da xuất hiện.


Nhầm tưởng 2: Ăn ít, ăn kiêng để hạn chế tăng cân sẽ giúp da ít bị rạn hơn
Đây là quan niệm hết sức sai lầm. Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên tuân theo chế độ ăn uống khoa học, nhất là khi đang mang bầu. Bởi vì có kiêng khem thế nào, nhưng nếu cơ địa da của bạn đã rạn thì tăng cân dù chỉ rất ít cũng không thể tránh được tình trạng này. Ăn kiêng không những không có tác dụng chống rạn da mà còn khiến bạn phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của cả mình và bé trong bụng.

Nhầm tưởng 3: Những vết rạn đỏ sẽ không bao giờ mất đi
Rạn da là các vết sẹo nhỏ. Ban đầu, nó sẽ có màu đỏ hoặc đỏ tím. Nhưng theo thời gian, màu đỏ này sẽ nhạt dần đi, chuyển sang màu nâu nhạt và sau cùng, chúng sẽ có màu trắng hoặc bạc (tùy vào màu da của bạn). Vì thế, bạn không nên quá lo lắng về sự “nổi bật” của các vết rạn này. Sau khi sinh bé và giảm cân, các vết rạn sẽ tự nhạt đi và có cùng “tông màu” giống như màu da của bạn.

Nhầm tưởng 4: Kem dưỡng da và thuốc mỡ có thể làm vết rạn biến mất
Không ít người cho rằng, tích cực bôi kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ sẽ khiến các vết rạn biến mất. Nhưng sự thật, dù kem dưỡng da có những thành phần gì đi nữa thì chúng cũng không hề có tác dụng trong việc chữa rạn da. Những sản phẩm chứa dầu dừa hoặc bột yến mạch chỉ có thể làm giảm ngứa và dị ứng cho da, chứ không hề làm mờ được các vết rạn. Bạn cũng cần chú ý tránh các loại kem có mùi thơm nồng, vì chúng dễ làm da bị kích thích.

Nhầm tưởng 5: Ánh nắng mặt trời là “vị cứu tinh”
Một vài ý kiến cho rằng, trong một số trường hợp, tia UVB có thể làm các vết rạn mờ đi. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về vấn đề này. Vì vậy, theo các chuyên gia, bạn không nên phơi nắng nhiều nhằm tránh hấp thụ các tia cực tím, gây nên những hậu quả xấu cho da.
Thùy Linh (Tạp chí Bầu)






Nguồn SKĐS




Theo bau.vn