Khi mang thai chắc chắn bạn sẽ phải đối diện với nhiều cơn co (gò) tử cung. Tuy nhiên mỗi con gò tử cung lại mang những thông điệp khác nhau. Vậy đâu là nguy hiểm?





Các cơn co bóp xảy ra khi nào?
Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai cảm thấy rất ít cơn co bóp bình thường, chỉ vài lần trong ngày.Trong khi một số khác lại cảm thấy vài chục lần, đặc biệt là vào buổi chiều, sau mệt mỏi cuối ngày hoặc sau một chuyến du lịch, sau một stress hoặc chỉ đơn giản khi thay đổi tư thế. Một khi nguyên nhân qua đi thì sự co bóp cũng nhạt dần. Nhưng chúng cũng có thể xuất hiện mà thai phụ không biết.
Tác dụng của cơn co tử cung
- Tử cung là một dạng cơ, cũng như những cơ khác có thể co lại. Đặc trưng của tử cung là có thể rắn lại và thay đổi thể tích, thu nhỏ hoặc giãn nở. Co bóp tự nhiên như thế không phải bất lợi, thường xuyên xảy ra, không gây đau đớn. Cơn co giúp cho thai đứng thẳng theo chiều dọc, để đầu chúc xuống phía dưới.

Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Hình dáng của tử cung luôn phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Thai lớn đến đâu tử cung giãn nở đến đấy. Khi đứa bé đã ở tư thế đúng, những co bóp bình thường của tử cung giúp nó dịch chuyển dần xuống gần xương chậu và cổ tử cung, lúc này đã ở mức ngang nhau trên cơ thể người mẹ.
- Nếu lúc bắt đầu “chuyển dạ” đầu đứa trẻ đã ở đúng vị trí hai cửa ra là xương chậu và cổ tử cung thì quá trình sinh đẻ sẽ diễn ra suôn sẻ.
Các dấu hiệu cơn co tử cung trong thai kỳ
Các cơn co tử cung sinh lý: Những cơn co bóp sinh lý trong suốt thai kỳ
Khoảng 3 – 4 tháng đầu:
- Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp những cơn đau vùng bụng do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do tình trạng mang thai gây ra.
- Cụ thể, đó có thể là sự xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa… và dẫn đến những cơn đau.

Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Tuy nhiên, cơn đau ấy thường không làm thai phụ quá khó chịu và chỉ là hiện tượng sinh lý, không nguy hiểm.
Từ tháng thứ 5 đến lúc sinh:
- Khoảng tháng thứ 5 trở đi cơn cơn co tử cung biểu hiện rõ rệt vì thể tích tử cung tăng lên. Thời gian của cơn co tử cung chỉ thoáng qua từ 10 đến 15 giây hoặc kéo dài gần 1 phút.
- Dù kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn nhưng đôi khi cũng có sức nặng, sức căng nhất thời. Tử cung như cuộn tròn và thấy da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường.
- Ngoài ra, những cử động của em bé khi thai đã lớn thì thai phụ cũng có thể cảm nhận được. Ví dụ như cơn gò sinh lý ở 3 tháng cuối, lúc này có thai phụ cảm thấy đau nhẹ, có người lại không. Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Đây cũng là những hiện tượng bình thường
Cơn đau co tử cung chuyển dạ:
- Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co.
- Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, khiến sản phụ không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ.
- Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng thường sẽ cứng lên và dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.


Các cơn co tử cung bệnh lý
- Co thắt tử cung do nhau thai rụng sớm: Cuống rốn rụng sớm luôn kéo theo hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời tử cung to và cứng, ấn thấy đau, thai động, xuất huyết âm đạo, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.
- Co thắt tử cung do bị tiêu chảy: Chứng buồn nôn và nôn mửa do bệnh tiêu chảy hoặc viêm dạ dày gây nên có thể làm cho tử cung co thắt nhiều, mỗi đợt kéo dài từ 5 – 6 phút, hoặc 2 – 3 phút, sự co thắt này có thể gây sảy thai hoặc đẻ non
- Co thắt tử cung báo hiệu sảy thai hoặc đẻ non: Tử cung co thắt đến 40 giây, co thắt mạnh và kèm theo hiện tượng đau lưng, cho thấy tử cung có xu thế mở. Nếu xảy ra trong 3 tháng đầu, thường cảm thấy bụng dưới đau, lưng nhức mỏi và đỏ lên.
- Co thắt tử cung báo hiệu thai nhi sắp ra do sảy thai: Tử cung co thắt nhanh và mạnh, có cảm giác như đau bụng từng cơn, nổi nhiều vết đỏ hoặc bục nước, báo hiệu thai nhi sắp ra.

- Co thắt tử cung do thai chết: Nếu mang thai được 5 – 6 tháng mà vẫn không thấy thai cử động, bầu vú không căng to mà tóp lại, bụng nhỏ hơn tháng mang thai bình thường, hoặc ban đầu thai có cử động nhưng đột nhiên không thấy. Lúc này có thể xuất hiện hiện tượng tử cung co thắt không theo quy luật, lúc mạnh, lúc yếu thì có thể thai đã chết lưu.
- Co thắt tử cung do vỡ ối: Tử cung co thắt không theo quy luật, đồng thời dịch âm đạo chảy ra một ít hoặc khi tử cung co thắt âm đạo chảy ra nhiều nước, cho biết nhau thai đã bị rách.
- Co thắt tử cung do quá nhiều nước ối: Nếu thấy gần tới ngày sinh, tử cung to rất nhanh, bụng chướng và cứng, đồng thời có hiện tượng tử cung co thắt không bình thường, thai động yếu, điều này chứng tỏ nước ối quá nhiều.
- Co thắt tử cung do nhau thai nằm phía trước: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, biểu hiện nhau thai nằm ở phía trước ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, sau đó âm đạo chảy máu nhưng không đau.
Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau, điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi diễn tiến của cơn đau, các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử trí hợp lý và đến bác sĩ kịp thời nếu thai có vấn đề.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn