Khi mang bầu, có nhiều chuyện liên quan đến bụng bầu nhưng thai phụ ít khi biết đến, những thông tin sau sẽ giúp thai phụ hiểu thêm về chiếc bụng bầu.





Hình dáng vòng bụng
Từ tuần 24 trở đi, bụng của thai phụ sẽ có chỗ gò lên, lúc gò ở giữa, hay lệch sang một bên, tuy lúc này bụng trở nên nặng nhưng khi tưởng tượng bạn sắp nắm được tay hoặc chân của bé, cảm giác đó thật khó diễn tả. Đó là biểu hiện thai càng lớn và phát triển khoẻ mạnh. Lúc này bạn nên chuẩn bị đồ dùng cho bé là vừa.
Kích thước vòng bụng
Vòng bụng của thai phụ sẽ lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, thường vào tuần thứ 16 thai phụ sẽ chọn trang phục rộng để cho thai nhi dễ phát triển, lúc này nhiều thai phụ lo lắng mình sẽ không còn giữ được vóc dáng. Đừng lo lắng, nếu như sau khi sinh thai phụ có chế độ ăn uống phù hợp sẽ mau lấy lại vóc dáng, thai phụ hãy nên nghĩ đến thiên thần bé bỏng của mình sắp được chào đời bạn sẽ không còn cảm thấy buồn và bâng khuâng về vóc dáng của mình.

Bụng lớn sinh con lớn, bụng nhỏ sinh con nhỏ?
Theo quan niệm người xưa bụng nhỏ sinh con nhỏ bụng lớn sinh con lớn, vì vậy nhiều bà mẹ khi sở hữu bụng bầu nhỏ lại lo lắng sợ con mình sẽ bị suy dinh dưỡng. Trong thời đại hiện giờ, quan niệm đó chỉ đúng một phần nhỏ, có nhiều trường hợp tuy bà mẹ sỡ hữu bụng lớn nhưng lúc sinh con lại nhẹ ký. Vì thế, việc sinh con lớn nhỏ tuỳ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của thai phụ. Để dự đoán cân nặng của thai nhi bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung và kết quả siêu âm. Thai phụ nên ăn uống đủ chất để cho thai nhi khoẻ mạnh và nên khám thai theo chỉ định của bác sĩ.
Rốn Chaien
Khi thai nhi lớn dần vòng bụng thay đổi kéo theo đó rốn của thai phụ sẽ lớn theo bằng với mặt bụng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy lúng túng vì rốn nhô ra, không biết giấu vào đâu, nhưng bạn không nên bận tâm nhiều về nó, mà bạn hãy nên tự hào vì bé của bạn phát triển ngày càng khoẻ mạnh, vì vậy bạn hãy nên để nó phát triển một cách thoải mái đừng gò bó.
Cảm thấy vụng về
Thai lớn, bụng nặng nề bạn làm gì cũng cảm thấy vụng về, khó khăn như: lúc đi qua cửa, khi mang vật gì đó hơi nặng, hay nhiều khi bạn muốn tỏ một cử chỉ âu yếm đối với chồng bạn như muốn ôm ông xã từ phía trước nhưng bị cản vì bụng của mình. Bạn không nên buồn mà bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều vì thời gian này là thời gian bạn mệt mỏi nhất vì sự nặng nề của bụng, bạn không nên đi vào chỗ đông người hay không gian chật hẹp. Nếu phải ngồi lâu vì nghỉ mệt, thai phụ nên đặt gối sau lưng để tựa và dùng ghế thấp kê chân cho thoải mái. Lúc ngủ, nên nằm nghiêng bên trái và dùng gối dành cho bà bầu đỡ dưới bụng.

Lý giải 4 "bất thường" về chiếc bụng bầu của mẹ
1/Khác nhau về độ to, nhỏ
Nhiều người tin rằng mẹ bầu có bụng to sẽ sinh con to, mẹ bầu có bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Thế nhưng độ to nhỏ của bụng bầu không phải chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của thai nhi.Thường mẹ bầu mang thai con đầu lòng luôn có vòng bụng nhỏ hơn, đặc biệt là mang thai bé trai. Hoặc nếu mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục thì vòng bụng thường cũng nhỏ hơn do cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xuống.
Mẹ bầu hay tập thể dục bụng sẽ nhỏ hơn.
Chiều cao cũng ảnh hưởng đến độ to nhỏ của bụng mẹ bầu. Mẹ bầu cao và có lưng dài thì bụng sẽ trông nhỏ hơn. Vì thể tích bụng thường rộng hơn và thai nhi không bị đẩy cao về phía trước.
Việc thay đổi của tử cung cũng khiến bụng mỗi mẹ bầu mỗi khác. Tử cung thường đẩy ruột mẹ bầu lệch khỏi vị trí ban đầu để chiếm chỗ. Nếu ruột bị tử cung che lấp thì bụng mẹ bầu sẽ trông giống như chiếc bóng rổ, còn nếu bị đẩy xung quanh tử cung thì trông tròn và đầy đặn.
2/Bỗng dưng rốn bị lồi
Chiếc rốn nhô lên như nấm đội trên bụng khiến nhiều mẹ bầu lúng túng khi mặc quần áo. Tuy nhiên đây là một biểu hiện bình thường và mẹ cứ yên tâm là bé phát triển bình thường nhé. Vòng bụng lớn hơn chính là nguyên nhân khiến cho chiếc rốn của mẹ bầu lồi ra so với mặt bụng và trông khác hơn bình thường.Thường sau khi sinh rốn của mẹ bầu sẽ trở về vị trí bình thường. Nếu trong thai kỳ cảm thấy ngứa rốn mẹ bầu nhớ giữ vệ sinh rốn sạch sẽ nhé. Nhưng nếu mẹ thấy rốn có các dấu hiệu đau nhức bất thường thì nên đi kiểm tra để phòng ngừa trường hợp thoát vị rốn có thể xảy ra.Rốn lồi khi mang thai là bình thường.
3/ Da bị rạn
Khi mẹ bầu mang thai không chỉ vùng bụng mà một số vị trí khác như ngực, đùi, mông sẽ xuất hiện các vết rạn. Nhiều nhất vẫn là xuất hiện trên bụng.Da có thể co giãn và đàn hồi được là nhờ các sợi collagen và elastin. Chúng thường thoái hóa theo thời gian và khiến cho da bạn bị nhăn nheo khi về già. Và, khi mẹ mang thai các vùng da trên thường bị tăng quá nhanh về mặt kích thước khiến cho các sợi này không giãn ra kịp và bị đứt gãy. Các vết đứt gãy liên tiếp của các sợi này hình vết rạn trên da. Ban đầu vết rạn có thể có màu đỏ nâu do các mạch máu bị tổn thương. Nhưng sau đó vết thương lành thành sẹo màu trắng. Các vết sẹo này thường không thể nào biến mất, đồng thời vùng da có vết rạn cũng trở nên mỏng, yếu và nhão hơn.
Thông thường mẹ bầu bị rạn da là do tăng cân quá nhanh và phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Để phòng ngừa rạn da thì nên giữ ẩm cho da đúng cách. Mẹ có thể dùng dầu dừa chẳng hạn.
4/ Đường chỉ đen xuất hiện giữa bụng
Một đường chỉ đen sẽ xuất hiện vào tháng thứ 4 kéo dài từ rốn đến vùng kín. Tùy từng người mà đường chỉ đen này ngắn và mờ hay trở nên đậm, to chia bụng mẹ bầu ra hẳn thành hai phần.
Thực tế, ở cả nam và nữ luôn tồn tại một đường chỉ dọc bụng, có màu rất nhạt và thường trùng lẫn với da khó nhận thấy. Tên khoa học của chúng là nigra, do các sợi cơ bụng tụ thành và không đóng vai trò gì.
Đường chỉ đen này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh khoảng 1 năm.
Tuy nhiên khi mẹ mang thai, sự xáo trộn của nội tiết tố khiến cho sắc tố da trở nên sẫm hơn và làm cho đường nigra “hiện hình”. Có đến 90% phụ nữ mang thai sẽ thấy đường nigra rất rõ. Và thường chúng sẽ nhạt dần và biến mất sau khoảng 1 năm sinh con.
Tạp Chí Bầu TH




Nguồn SKĐS




Theo bau.vn