Khi chuyển dạ sinh thường bạn phải trải qua ba giai đoạn đau đẻ dưới đây.





Đau đẻ là quá trình mở dần cổ tử cung (giãn và nở). Đau đẻ xuất hiện do cơ ở tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Khi thai nhi đã được đẩy ra, cổ tử cung sẽ giãn.Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy tử cung thắt lại, co bóp hoặc bị ép mạnh, nhưng đó không thực sự là đau đẻ cho tới khi diễn ra một số thay đổi ở cổ tử cung.



Những dấu hiệu trước khi đau đẻ
- Nước đầu ối: Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm với “nước đầu ối”, việc tiết ra một thứ chất nhầy màu hồng nhạt/đỏ từ âm đạo. Chất nhờn này bảo vệ dạ con khỏi nhiễm trùng trong thời gian mang thai và sự xuất hiện của nó là một dấu hiệu cho thấy rằng, cơn đau đẻ sẽ có thể bắt đầu trong một vài giờ/ngày sắp tới.
- Đau lưng dưới: Cần phải đi vệ sinh và chứng chuột rút giống như thời kỳ tiền kinh nguyệt là những dấu hiệu của việc đau đẻ sớm.
- Nước ối vỡ: Điều này có thể xảy ra với một dòng chảy, phụ thuộc vào lượng chất lưu màng ối của bạn. Chất lưu đó hoàn toàn sạch với màu vàng nhẹ và có thể bị nhuốm máu đầu tiên. Sử dụng băng vệ sinh, nếu dung dịch vẫn tiếp tục chảy, nhưng nếu có nhiều chất lưu bạn có thể cần đến một băng thấm lớn. Bạn nên liên lạc với bệnh viện trong trường hợp dịch ngừng chảy, bởi vì lúc đó có thể bắt đầu bị nhiễm trùng.
- Các cơn co bóp bắt đầu: Nó có thể diễn ra trong hàng giờ, thậm chí là hàng ngày đối với các cơn co bóp để tạo nên và gây áp lực cho cổ tử cung mở ra (giãn ra).
Ba giai đoạn của quá trình đau đẻ
Giai đoạn 1: Giai đoạn một bắt đầu với những cơn co thắt tử cung dài, liên tục với cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Giai đoạn 1 kết thúc khi cổ tử cung đủ mở (thường khoảng 10 cm) để đầu thai nhi có thể chui lọt.
Giai đoạn 2: Giai đoạn của quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm và kết thúc khi đứa trẻ chào đời.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ chào đời và kết thúc khi nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.
Một số bác sĩ cho rằng, quá trình này gồm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ 4 là khoảng thời gian sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, tử cung co bóp trở lại. Sự co bóp của tử cung là rất quan trọng trong việc khống chế chảy máu sau khi sinh và sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài.





Quá trình đau đẻ kéo dài bao lâu?
Thời gian đau đẻ qua 2 giai đoạn 1 và 2 của quá trình đau đẻ, từ khi cổ tử cung mở rộng đến khi hoàn tất việc sinh nở là khoảng từ 14 – 15 tiếng, có thể kéo dài hơn ở những trường hợp sinh con lần đầu. Thời gian đau đẻ của nhiều phụ nữ có thể ngắn hơn, không phải trường hợp nào cũng là 14 đến 15 tiếng. Các bà mẹ từng sinh nở một hoặc hai lần thường đau đẻ nhanh hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời gian đau đẻ trung bình thường giảm đi vài tiếng đồng hồ ở những lần sinh thứ 2 và thứ 3. Cũng có những phụ nữ chỉ mất khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đau đẻ và sinh con, nhưng lại có những phụ nữ phải mất 18, 20, 24 tiếng hoặc lâu hơn nữa. Chúng tôi không thể đoán trước được khoảng thời gian đau đẻ của từng phụ nữ, bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn, nhưng chắc rằng câu trả lời nhận được cũng chỉ là một sự phỏng đoán.
Bí quyết giảm đau khi sinh thường
Để đạt đến sự nghỉ ngơi, thư giãn cơ hoàn toàn, thai phụ nên nằm theo hai tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, trí óc cố quên hết mọi việc, không nghĩ ngợi, bận tâm lo lắng gì và hãy tập thở theo cách sau để giảm cơn đau
Tập thở theo cơn co tử cung
Khi không có cơn co tử cung: thở bình thường khi bắt đầu cơn co:

- Cổ tử cung mở từ 1-4 cm: ngồi tư thế thư giãn, thở bình thường bằng hai cánh mũi, miệng ngậm lại.

- Cổ tử cung mở từ 4-8 cm: nên nằm thư giãn, có thể nằm nghiêng hay ngửa, thở cạn và nhanh theo cơn co tử cung đến khi cơn co đạt tối đa rồi cơn co sẽ giảm dần, nhịp thở cũng nông và chậm dần đến khi hết cơn co.

- Trước khi có cơn co bắt đầu: hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng 1 nhịp.

- Bắt đầu có cơn co: thở nhanh và nông.

- Khi hết cơn co: hít thở sâu 2 nhịp.

- Sau đó thở bình thường, nằm thư giãn. Động tác thở theo cơn co tử cung rất cần cho cuộc chuyển dạ. Để đạt được kết quả tốt, thai phụ cần hết sức bình tĩnh, tập trung tư tưởng theo dõi cơn co để điều chỉnh nhịp thở, nhằm cung cấp đủ oxy cho mẹ và con, giúp thêm sức cho thai phụ rặn tốt khi cổ tử cung nở trọn.

Thở để ức chế cơn mắc rặn
Khi cổ tử cung chưa nở trọn mà thai phụ lại mắc rặn qua sớm, thì phải biết cách để ức chế cơn mắc rặn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và con như: thai nhi bị suy yếu, cổ tử cung phù nề, dãn nở chậm làm cuộc chuyển dạ kéo dài, thậm chí làm rách cổ tử cung và có thể đưa đến vỡ tử cung. Để ức chế cơn mắc rặn, thai phụ thở bằng cách chúm miệng lại như muốn thổi tắt một ngọn nến đặt trước mặt khoảng từ 20 - 50 cm. Động tác này còn được áp dụng khi đầu thai nhi đã sổ ra ngoài, người mẹ không được rặn nữa, để bác sĩ tự đỡ em bé ra, nếu người mẹ cứ rặn thêm, có thể sẽ làm tầng sinh môn rách nhiều hơn.

Tập rặn
Nếu rặn đúng cách việc sổ thai sẽ dễ dàng, tránh được sang chấn cho em bé và mất sức cho người mẹ.
Cách rặn: Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn