Sau sinh, đau nhất là bị áp xe vú. Những thông tin trong bài viết sẽ là lời khuyên tuyệt vời dành cho bạn.





Tắc tuyến sữa thường là nguyên nhân dẫn đến áp xe vú. Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây áp xe vú sau khi sinh ở nhiều bà mẹ như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa; mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…
Áp xe vú không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến hoại tử ở trường hợp nặng. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể tử vong. Các triệu chứng của biến chứng có thể bao gồm lẫn, hôn mê, mê sảng, co giật, tụt huyết áp, sốc, bất tỉnh và hôn mê.
Cách làm thông tia sữa khi bị tắc tia sữa
Day ép bằng tay: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “Day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.
Chườm nóng: Sau khi day ép vẫn thấy ngực căng tức, bạn có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác mát-xa hỗ trợ, tình hình sẽ dần được cải thiện.
Dụng cụ hút sữa: Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng giãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.
Các bài thuốc dân gian: Điều trị tắc tia sữa không phải đơn giản, đối với những trường hợp tắc nhẹ sau khi day ép, chườm nóng rồi hút, tình hình được cải thiện. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi thực hiện những bước trên mọi việc lại đâu vào đấy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả.

Dùng lá mít: Mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
Xôi nếp: Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
Đến gặp bác sĩ: Nếu bạn thấy bầu vú sưng, nặn sữa ra mũ hoặc máu, sốt liên tục kéo dài... thì phải gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị như chích hay hút mũ điều trị áp xe vú
Lời khuyên của thầy thuốc
Phụ nữ muốn tránh áp-xe vú trong thời kỳ cho bú cần áp dụng các biện pháp sau đây: giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú. Tránh làm xây sát, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú. Khi con bú mà ngủ quên, nếu bà mẹ giật núm vú ra rất dễ bị răng của con đang ngậm núm vú gây trầy xước. Tránh tình huống này bằng cách: bà mẹ nên tập cho con bú no, uống nước súc miệng rồi mới ngủ. Nên cho con bú hết từng bệnh vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp-xe. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức.
BS. Trần Thanh Tâm





Nguồn SKĐS




Theo bau.vn