Ở những tháng cuối thai kỳ bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra ngôi thai, ngôi thai được chia làm 3 loại: thai ngôi đầu, thai ngôi ngược và thai ngôi ngang.





Theo nghiên cứu, ngôi thai ngược không phải là trường hợp cá biệt, tuy nhiên chúng là một dạng bất thường của thai nhi, có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, thậm chí phải áp dụng biện pháp sinh mổ.
Ở những tháng cuối thai kỳ bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra ngôi thai, ngôi thai được chia làm 3 loại: thai ngôi đầu, thai ngôi ngược và thai ngôi ngang. Thuận lợi cho sinh thường nhất đó chính là thai ngôi đầu, đây là kiểu ngôi thông thường nhất, thai nằm theo hướng quay đầu xuống dưới. Thai ngôi ngược là đầu nằm ở phía đáy tử cung còn mông quay xuống dưới. Thai ngôi ngang là toàn bộ thai nhi nằm ngang ổ bụng.
Tỷ lệ các kiểu ngôi thai:
Ngôi đầu chiếm hơn 95%,
Ngôi ngược khoảng 4%,
Ngôi ngang dưới 1%.
Trong đó, 40% ngôi ngược là thai non tháng.


Nguyên nhân ngôi thai bị ngược

Nước ối không bình thường
Nước ối là nguyên nhân đầu tiên được nhắc tới nếu thai nhi không quay đầu được. Nước ối rất quan trọng với thai nhi khi nằm trong bụng mẹ.
Nếu như người mẹ bị đa ối thì thai nhi sẽ có nhiều không gian để vận động hơn nên khó có thể giữ được một vị trí cố định trong những tuần cuối thai kỳ.
Nước ối quá ít khiến thai nhi không đủ không gian để quay đầu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược. Nói chung nước ối không bình thường là nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp này.
Đa thai
Nếu người mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân khiến thai không quay đầu theo ngôi thuận, vì môi trường tử cung có hạn nếu mang đa thai, thai nhi sẽ không có nhiều không gian để thực hiện các hoạt động như quay đầu.
Tử cung của người mẹ
Nếu tử cung của người mẹ ẩn chứa những tính chất dị thường cũng là nguyên nhân dẫn đến trường hợp ngôi thai bị ngược.
Dây rốn quá ngắn
Dây rốn quá ngắn ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của thai nhi do đó cũng sẽ là nguyên nhân khiến thai nhi không quay đúng ngôi thuận.
Một vài nguyên nhân khác
Nhau tiền đạo, khung xương chậu hẹp hoặc thai nhi quá lớn đều là nguyên nhân dẫn đễn tình trạng thai không thuận.
Nếu gặp phải trường hợp ngôi thai không thuận thường thường sẽ phải tiến hành sinh mổ. Chính vì vậy những tháng cuối thai kỳ chị em nên đi khám thai đều đặn để xem thai nhi đã quay đầu hay chưa, đồng thời chuẩn bị tâm lý cho lần “vượt cạn” sắp tới.
Biện pháp phòng ngôi ngược

Nếu đẻ non, tỉ lệ ngôi ngược sẽ cao hơn, vì thế cần chăm sóc thai nghén để bà mẹ không đẻ non. Đây là cách giảm tỉ lệ đẻ ngôi ngược. Ngôi ngược thường xuất hiện ở những bà mẹ có khung chậu hẹp, rau bám thấp, tử cung không bình thường (tử cung phát triển không đầy đủ, tử cung hình ống, tử cung đôi… ) hoặc do nước ối ít. Nếu vì 2 nguyên nhân trên thì không có cách nào thay đổi tư thế của thai khi nó đã là ngôi ngược.
Trong trường hợp thai nhi ngôi mông, mẹ nên làm gì?
Khi phát hiện thai ngôi mông, người mẹ nên thử một số kỹ thuật để khuyến khích thai nhi di chuyển. Dù em bé có không dịch chuyển thì bài tập này cũng không ảnh hưởng gì đến sự an toàn của thai nhi.

Một bài tập được gọi là độ nghiêng ngôi mông có thể có lợi trong trường hợp này. Bà bầu nên nằm xuống, nâng cao hông lên khoảng 3-4 cm so với sàn nhà và sử dụng gối êm để hỗ trợ phía dưới mông. Giữ nguyên ở vị trí này trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, âm nhạc cũng có thể giúp kích thích thai nhi di chuyển. Hãy đặt tai nghe vào phần dưới của bụng và khuyến khích em bé quay đầu xuống dưới



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn