Nhịp đập của tim thai là dấu hiệu duy nhất để chúng ta khẳng định sự tồn tại của thai nhi. Tuy nhiên, để khảo sát về số lượng và chất lượng của nhịp tim thai, chúng ta phải đợi từ sau tuần lễ thứ 28 đến 30 của thai kỳ





Đa số thai phụ đều rất muốn được lắng nghe điều kỳ diệu này để biết rằng, bào thai đang tồn tại và phát triển bình thường trong bụng mẹ.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Tim thai được hình thành và hoàn thiện rất sớm, trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Từ 6 tuần rưỡi đến 7 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhìn thấy nhịp đập của trái tim thai nhi thông qua hình ảnh của siêu âm. Với ống nghe cổ điển, bác sĩ có thể nghe được tiếng tim thai khi thai nhi được khoảng 20 tuần. Còn với máy Doppler, tim thai có thể được phát hiện khi bào thai mới ở khoảng 12 tuần tuổi.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Nhịp đập của tim thai là dấu hiệu duy nhất để chúng ta khẳng định sự tồn tại của thai nhi. Tuy nhiên, để khảo sát về số lượng và chất lượng của nhịp tim thai, chúng ta phải đợi từ sau tuần lễ thứ 28 đến 30 của thai kỳ. Có nghĩa là đến lúc ấy, bạn mới biết được em bé có khả năng sống còn sau khi được sinh ra.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">Có nhiều phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi, bằng việc khảo sát sự thay đổi của nhịp tim thai như siêu âm, Non – stress test và Stresst test hay Oxytocin Challen test. Các phương pháp này đều là cách thử nghiệm, đánh giá sức khỏe của thai nhi bằng các biểu đồ tương ứng với cử động thai hay cơn gò tử cung.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">

<br style="text-align: justify;">Về số lượng nhịp tim thai, người ta thấy rằng, khi thai dưới 30 tuần tuổi, nhịp tim thai thường rất nhanh, từ 160 đến 180 lần/1 phut. Khi thai được 30 tuần tuổi trở lên, nhịp tim thai sẽ chậm dần theo sự trưởng thành của thai nhi. Tuy nhiên, nhịp tim thai bình thường luôn dao động từ 120 đến 160 lần/1 phút. Nếu không nằm trong khoảng giới hạn này, đó là dấu hiệu cho thấy nhịp tim thai có những bất thường và cần được theo dõi. Dưới đây là một số biến đổi bất thường của nhịp tim thai:<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">* Nhịp tim thai nhanh: Được coi là nhanh nếu nhịp tim thai trên 160 lần/1 phút. Khi nhịp tim thai lên đến 180 lần/1 phút, sẽ được gọi là nhanh trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do mẹ sốt cao, bị rối loạn nhịp tim hoặc do thai nhi có bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim. Vì vậy, thai phụ cần ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh bị stress hay đâu ốm và chăm sóc tốt hơn cho bản thân cũng như thai nhi.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">* Nhịp tim thai chậm: Nhịp tim thai dưới 120 lần/1 phút là chậm và khi nhịp tim thai dưới 80 lần/1 phút thì được gọi là chậm trầm trọng. Nhịp tim thai chậm thường gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp tim thai nhanh, bởi đây là biểu hiện bé bị suy trong bụng mẹ. Thai phụ cần đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây suy thai. Để khắc phục, bác sĩ có thể hồi sức tim thai bằng cách cho mẹ ngửi oxy, nằm nghiêng trái, cung cấp năng lượng cho mẹ để mẹ truyền cho bé. Cách giải quyết duy nhất là phải lấy thai ra càng sớm càng tốt.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">* Nhịp tim thai phặng hay hình sin (nhịp tim thai chậm muộn, giảm sớm...): Muốn đọc được các dạng nhịp tim thai này, người ta thường phải gắn máy theo dõi. Nhịp tim thai sẽ được máy vẽ thành các biểu đồ. Thông qua biểu đồ đó, các bác sĩ sẽ dự đoán được sức khỏe và tình trạng của thai nhi để đưa ra những phương pháp chăm sóc hữu hiệu nhất.<br style="text-align: justify;"><br style="text-align: justify;">
TS.BS Huỳnh Thu Thủy – BV Từ Dũ Tp.HCM<br style="font-weight: bold; font-style: italic;">Tạp chí Bầu



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn