Nhiều trường hợp mẹ cố tình không sinh mổ khi thai nhi đã già ngày có thể khiến thai bị chết lưu do thiếu oxy.





Sinh nở là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người phụ nữ , vì vậy tâm lý lo lắng của các mẹ bầu khi gần đến ngày dự sinh là không thể tránh khỏi. Những lo lắng này lại càng tăng cấp độ lên nhiều lần khi mẹ nghe ai đó nói rằng sinh mổ sẽ bớt đau hơn hay cẩn thận khi bị vỡ ối mà chưa có cơn đau... Trên thực tế có rất nhiều lời đồn đại về quá trình sinh nở không có cơ sở khoa học. Vì vậy mẹ cần kiểm định thông tin và không nên vướng phải những sai lầm dưới đây:

Sinh thường đau hơn sinh mổ
Sự thật: Rất nhiều mẹ hiện đại chọn cách đẻ mổ thay vì đẻ thường để bớt phải chịu những cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên, những cơn đau do co tử cung sau đẻ mổ thì không thể tránh khỏi đâu các mẹ nhé. Hầu hết các mẹ đã từng sinh mổ đều cho biết những cơn đau do co tử cung sau sinh vô cùng dữ dội. Nguyên tắc của việc sinh nở là tử cung sẽ trải qua những cơn co để thúc em bé ra ngoài và sẽ co tiếp để tử cung nhỏ dần lại. Những cơn đau này có thể sẽ khiến mẹ đẻ mổ bị sốc do không phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ.

Đẻ mổ không có nghĩa là mẹ sẽ không đau đớn. (ảnh minh họa)
Tử cung mẹ lớn dần trong 40 tuần thì cũng không thể nhỏ ngay sau 1-2 ngày. Thông thường, mẹ sẽ đau dữ dội trong 2-3 ngày, tử cung sẽ mất ít nhất từ 4-6 tuần để trở về với kích thước ban đầu.
Với mẹ đẻ mổ sẽ cảm nhận những cơn đau do co tử cung mạnh mẽ hơn là bởi mẹ phải chịu đựng cả sự đau đớn từ vết đẻ mổ. Hai nỗi đau này gộp lại chắc chắn sẽ nặng nề hơn nhiều so với mẹ đẻ thường.
Không được ăn khi đau đẻ
Khi đau đẻ, những cơn co thắt có thể sẽ khiến mẹ không muốn ăn uống gì tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ bầu không được ăn uống gì. Lời khuyên của các chuyên gia là khi những cơn đau đẻ đến ở giai đoạn đầu, mẹ vẫn nên ăn uống để đảm bảo đủ năng lượng chiến đấu với những cơn đau. Tuy nhiên, mẹ nên ăn uống nhẹ nhàng, không được uống rượu, bia hay ăn đồ ăn có chứa chất kích thích.Vào giai đoạn 2 khi chuyển dạ, mẹ nên ăn những thực phẩm carbohydrate thay vì protein và chất béo để tránh gây đầy bụng, buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm này cũng cung cấp năng lượng nhanh hơn cho cơ thể. Những thực phẩm dễ tiêu hóa là bánh ngọt, bánh mỳ, cháo.
Khi đau đẻ, mẹ cũng vẫn cần uống nước vì trong quá trình này sẽ khiến mẹ đổ nhiều mồ hôi. Mẹ cũng nên uống thêm sữa để có thêm năng lượng nhé.

Mẹ sinh mổ lần đầu thì lần sau cũng sẽ phải sinh mổ?
Nếu ca sinh mổ đầu tiên có nguyên nhân do nước ối quá ít, nhịp tim của thai nhi yếu hoặc do mẹ bầu chọn lựa thì xác suất thành công khi sinh thường lần 2 lênđến 80-90%. Tuy nhiên nếu lần đầu mẹ sinh mổ do xương chậu quá nhỏ, quá trình sinh thường khó, thì xác suất đẻ mổ lần hai lên tới 60-70%. Dù vậy, ca sinh nở lần 2 là đẻ thường hay đẻ mổ còn phụ thuộc vào sức khỏe mẹ bầu và khoảng cách thời gian giữa 2 lần sinh nở.
Mang thai đôi sẽ phải sinh mổ?
Nếu cặp song thai có vị trí trong bụng mẹ thuận lợi để sinh thường, sức khỏe người mẹ ổn định và được bác sĩ cho phép thì người mẹ vẫn có thể sinh thường chứ không nhất thiết phải đẻ mổ. Tuy nhiên ngày nay vì tỷ lệ các mẹ lạm dụng đẻ mổ cao nên hầu hết các ca mang thai đôi đều chọn đẻ mổ.

Rất nhiều mẹ bầu mang thai đôi vẫn có thể đẻ thường. (ảnh minh họa)
Thai nhi lớn sẽ khó sinh hơn thai nhi nhỏ?
Một số bà mẹ nghĩ rằng thai nhi nặng 3,2kg chắc chắn sẽ dễ chào đời hơn bé 3,7kg tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Việc sinh nở một phần phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như khung xương chậu của mẹ, mức độ co thắt tử cung, sự chịu đau của mẹ… Vì vậy mẹ đừng nghĩ rằng em bé của mẹ nhẹ cân thì sẽ chắc chắn dễ đẻ thường.
Phụ nữ mông to dễ đẻ thường?
Quan niệm của các cụ ngày xưa thường cho rằng phụ nữ mông to sẽ dễ sinh nở, tuy nhiên thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng. Theo như quan niệm cũ, phụ nữ mông to thì sẽ có cấu trúc xương chậu to, dễ sinh nở nhưng có rất nhiều mẹ bầu béo, tăng nhiều cân trong thai kỳ khiến mông tăng kích thước đáng kể, trong trường hợp này thì không thể khẳng định mẹ bầu đó dễ sinh nở.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quá tin tưởng quan niệm này và bồi bổ quá nhiều. Việc tăng cân nhiều khi mang thai có thể gây tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và khó sinh nở.
Mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ?
Tuổi của người mẹ không liên quan nhiều đến phương pháp sinh nở. Miễn là mẹ bầu đó có kích thước xương chậu lớn, các cơn co thắt sinh nở bình thường và có đủ sức khỏe thì hoàn toàn có thể sinh thường.
Quá ngày dự sinh vẫn không cần đẻ mổ?
Kéo dài cuộc sống của thai nhi trong tử cung không phải là điều tốt bởi lúc này chức năng nhau thai và dịch ối đã rất “nghèn nàn”, không đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển, thậm chí còn nguy hiểm cho sức khỏe em bé. Vì vậy nêu sđã quá ngày dự sinh, mẹ nên khám thai thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bầu

Mua sắm ngày vàng tại Đây

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn