Tạp Chí Bầu xin được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ cho các bà mẹ mới sinh.





Vì một số lý do mà thai phụ không thể sinh thường được phải chọn sinh mổ. Tuy nhiên sau sinh mổ thì phải chăm sóc các sản phụ như thế nào? đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Tạp Chí Bầu xin được hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ cho các bà mẹ mới sinh.
Tuần đầu tiên sau mổ
– Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hổi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.
– Sau khi sinh cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.

– Chỉ trong trường hợp vết mổ khiến sản phụ thấy đau quá không chịu được mới nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.
Dinh dưỡng chế độ ăn:
– Trong ngày đầu vừa sinh các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn sữa, phở, mì …
– Từ ngày thứ hai trở di, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú.
Vận động, nghỉ ngơi:
– Sau sinh mổ, các bà mệ cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang 1 bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.
Tuần thứ 2 trở đi
-Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, lúc này nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì sẽ xem xét vết mổ khổ sạch thì sẽ được bác sĩ cắt chỉ, còn nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mĩ) thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng:
– Trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng vết mổ như cam, quít, bưởi, cà rốt …
– Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa …
– Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn có chứa protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu…
Những bà mẹ cơ địa sẹo lồi:
-Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa, nó tồn tại mãi với thời gian, sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có xu hướng phát triển trở lại nếu cắt đi do ảnh hưởng của di truyền hoặc cơ địa mỗi người gây ra.
– Với sẹo lồi, cần thay băng hàng ngày rửa sạch vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở cho vết mổ khô, thoáng, tránh làm căng da quá mức.
Những lưu ý khác mang tính tham khảo:
– Ăn rau muống dễ bị sẹo lồi.
– Ăn thịt gà khiến vết mổ lâu lành.
– Ăn gạo dẻo dính như gạo nếp dễ khiến vết mổ bị sưng, mưng mủ.
– Ăn hải sản dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi ban.

Với hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ phía trên, các bà mẹ hãy yên tâm có thể tự chăm sóc bản thân và tránh được nhiều nguy cơ viêm nhiễm sau mổ. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh.
Bau.vn


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn