Bật mí những thay đổi của chị em khi mang thai





Gần đây tạp chí “Trẻ em” của Mỹ đã chỉ ra, những thay đổi này đều là tạm thời, chỉ cần học cách xử lý đúng. Sau khi sinh xong cơ thể của bà bầu sẽ được hồi phục như lúc đầu.
1. Tóc
Mang thai xong, tóc sẽ có hiện tượng rụng, cong, đặc biệt rất khó chải. Điều này thực ra là do sự thay đổi của hoocmon trong cơ thể bà bầu. Thông thường có thể khôi phục lại bình thường sau khi trẻ chào đời 6 tháng.

Giải pháp: Khi ở nhà, bà bầu có thể lấy lô cuộn tóc lại tạo thành kiểu tóc mới. Tuy nhiên kỵ không nhuộm tóc, uốn tóc để phòng ngừa chất hóa học vào trong máu qua da, gây ảnh hưởng cho thai nhi.
2. Não
Sau khi mang thai, một số bà bầu cảm thấy trí nhớ giảm sút. Sự thực là như vậy, não của bà bầu sẽ bị co lại ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, sau khi trẻ chào đời mấy tháng, não sẽ được hồi phục lại kích cỡ như lúc đầu.
Giải pháp: Nên giảm bớt những việc bà bầu cần làm hàng ngày đi một chút. Bà bầu cần biết rằng, em bé trong bụng quan trọng hơn nhiều so với việc giặt quần áo.
3. Mắt
Trong thời gian mang bầu, mắt của bà bầu cũng thay đổi theo sự căng lên của toàn cơ thể. Giác mạc mỏng hơn, hơi cong. Một số bà bầu khi xem ti vi sẽ cảm thấy hình ảnh hơi cong, thậm chí thỉnh thoảng cũng có hiện tượng như vậy khi gặp người quen. Ngoài ra, do hình dạng của giác mạc thay đổi, nếu bà bầu bị cận đeo kính áp tròng trong quá trình mang thai, sẽ có khoảng ¼ bà bầu cảm thấy mắt không thoải mái.
Giải pháp: Nếu đeo kính áp tròng cảm thấy không thoải mái, nên đổi sang kính có gọng. Sau khi sinh con mới đeo kính áp tròng. Nếu bà bầu cảm thấy thay đổi của mắt ảnh hưởng đến cuộc sống, nên đi gặp bác sỹ.
4. Da

Da của bà bầu thường dầu, mọc mụn, có lúc còn mọc nhiều loại vết thâm, nám.
Giải pháp: Mỗi ngày uống 8 cốc nước. Sử dụng nước ấm khi tắm, dùng sữa tắm dạng trung tính. Phần chữ T trong khuôn mặt nên được rửa nhiều hàng ngày. Người bị mám cũng không nên tùy tiện dùng thuốc trị nám. Thông thường, nếu sau khi trẻ chào đời, da sẽ được khôi phục trở lại, lúc đó đi gặp bác sỹ cũng chưa muộn.
5. Mũi
Mũi của bà bầu dường như rất nhạy, đặc biệt với các mùi khó ngửi. Điều này thực ra là một dạng bản năng tự bảo vệ. Muĩ bà bầu sưng to cũng rất thường gặp. Bà bầu cảm thấy mũi khó chịu, giống như bị cảm. Có bà bầu thậm chí thỉnh thoảng còn chảy máu mũi.
Giải pháp: Tốt nhất, bà bầu không nên đến những nơi có mùi nặng. Thường ngày cảm thấy ngạt mũi, có thể lấy nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc hít nước nóng khoảng 20 phút. Nên chuẩn bị nhiều khăn giấy để sử dụng khi cần thiết.
6. Khoang miệng
Truyền thống cho rằng, sự phát triển của thai nhi cần canxi, có khả năng “cướp” mất một phần canxi trong cơ thể mẹ. Vì vậy, răng của bà bầu sẽ bị tổn hại. Trên thực tế, thai nhi chỉ dành canxi trong thức ăn của bà bầu. Còn làm cho răng bà bầu có vấn đề là do viêm lợi gây ra.
Giải pháp: Khi đánh răng, dùng bàn chải lông mềm, đánh nhẹ. Dùng nước súc miệng hàng ngày. Kiên trì kiểm tra sức khỏe, nói với bác sỹ mình đang mang thai, nhờ bác sỹ kiểm tra vấn đề của răng lợi.
7. Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của bà bầu có sự thay đối rất kỳ diệu. Một mặt, để truyền chất dinh dưỡng cho thai nhi, tế bào miễn dịch trong máu bà bầu giảm rất thấp, mặt khác nguy cơ bà bầu bị cảm lại ít hơn nhiều so với người bình thường. Trên y học cho rằng, hiện tượng này rất khó giải thích, nhưng dường như mọi bác sỹ đều chứng nhận khả năng kháng lại vi rut của bà bầu cao hơn người bình thường.
Giải pháp: Nhất định phải hiểu rõ, có bầu không có nghĩa là không bị bệnh, chỉ là hệ miễn dịch mạnh hơn nhiều mà thôi. Bà bầu vẫn cần chú ý thường xuyên rửa tay, cách xa những người bị bệnh truyền nhiễm, nghỉ ngơi. Trong mùa có dịch hoành hành, vẫn cần nghĩ đến vấn đề tiêm vacxin phòng tránh.
8. Bộ ngực
Bộ ngực có thay đổi rất lớn. Ngực bắt đầu quá trình chuẩn bị tích sữa. Đầu ngực nhú to, bầu ngực to lên, màu tối. Trong bộ ngực cũng có thay đổi, nhiều máu hơn chảy về ngực, vì vậy có lúc sẽ cảm thấy đau nhức. Cỡ của áo chip cũng cần đổi sang loại lớn hơn.
Giải pháp: Lựa chọn áo ngực phù hợp, có dây đeo rộng, dây, quai áo ngực cần chắc chắn, chất liệu mềm mại. Tránh kích thích đầu ngực, lựa chọn cỡ áo kích hợp, khi cần cũng có thể mặc đi ngủ.
9. Tim và hệ tuần hoàn
Mang bầu sẽ thêm gánh nặng cho tim. Tim đập nhanh và nặng hơn bình thường. Cơ thể của bà bầu, đặc biệt là sự chuyển động bình thường của hàng chục ngàn sợi huyết quản trong nhau thai cần càng nhiều máu, huyết áp của bà bầu cũng dễ không ổn định.
Giải pháp: Uống viên sắt để bổ sung huyết cầu. Mỗi ngày đi bộ 20 phút luyện tập chức năng tim phổi, ổn định huyết áp. Chú ý trước khi luyện tập cần uống nhiều nước. Nếu cảm thấy chóng mặt, cần nhanh chóng nghỉ ngơi. Nếu có cảm giác đầu đau nhức, tay và mặt phù thũng thì cần nằm nên giường nghỉ ngơi.
10. Hệ tiêu hóa

Phản ứng ốm nghén làm cho dạ dày bà bầu không thoải mái, tiêu hóa không tốt và táo bón. Ợ nóng rất thường gặp, điều này là do tốc độ tiêu hóa chậm gây ra. Nhìn từ góc độ sinh lý, thời gian thức ăn trong hệ tiêu hóa dừng lại quá lâu, dinh dưỡng hấp thụ sẽ càng nhiều. Điều này rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi.
Giải pháp: Để tránh ợ nóng, bà bầu không nên ăn thịt mỡ và đồ chua cay. Không nên ăn xong lập tức đi nằm. Nếu cảm thấy không thoải mái, hãy ăn sữa chua, nhai kẹo cao su đều có tác dụng giảm nhẹ nhất định. Ăn ít chia nhiều bữa, thử chia 3 bữa ăn ra thành ăn 6 bữa. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, uống nhiều nước, kiên trì tập thể dục.
11. Tay
Khoảng 45% bà bầu có cảm giác đau nhức ở cánh tay, tê ngón tay. Điều này là do hormone và lưu lượng máu gây ra. Những triệu chứng đau nhức này đều biến mất sau khi sinh nở.
Giải pháp: Đối với những bà bầu thường xuyên làm việc với máy tính, hay vận động tay nhiều cần thay đổi tư thế ngồi thường xuyên. Hoạt động cánh tay thường xuyên, nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, tập yoga cũng có thể giúp bà bầu khắc phục những vấn đề này.
12. Hệ sinh dục ngoài
Hormone trong cơ thể bà bầu thay đổi và lưu lượng máu ở vùng sinh dục nhạy cảm tăng lên sẽ làm tăng mạnh ham muốn sinh dục.
Giải pháp: Tư vấn bác sỹ. Chỉ cần không gây nguy hại cho thai nhi, bà bầu thường xuyên “yêu” cũng không vấn đề gì cả.
13. Đùi

Trong thời gian mang thai, máu chảy nhiều về thân dưới, cân nặng tăng lên và thiếu canxi tạo thêm gánh nặng cho đôi chân, làm cho chân phù thũng và đau nhức, thậm chí còn bị rạn.
Giải pháp: Tránh đứng và ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Mỗi ngày kiên trì vận động đạp chân cho thoải mái. Uống viên canxi cũng giảm nhẹ cảm giác đau nhức. Nếu chân phù thũng quá nghiêm trọng, cần lập tức đi khám bác sỹ
Bầu


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn