Tiểu són rất hay gặp ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh. Trong giai đoạn mang thai, tiểu són có thể xuất hiện vào nhiều khoảng thời gian khác nhau của thai kỳ. Thậm chí chỉ khi cười, khi tập thể dục, khi cúi xuống nhấc một đồ vật cũng gây ra tình trạng “ẩm ướt” khó chịu.





Tiểu són khi mang thai có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào. Mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi qua bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu hay bị tiểu són?

Khi mang thai, vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một lớn của em bé trong bụng mẹ. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp lực tác động lên bụng bầu như khi bạn ho hoặc cúi xuống. Vậy nên làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu kết quả là sẽ làm vài giọt nước tiểu bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Tiểu són hay tình trạng són tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào của thai kỳ nhưng thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng vài ngày trước ngày sinh.

Hiểu rõ hơn về tiểu són: Tiểu són là gì?
Khắc phục tình trạng tiểu són như thế nào?

Thai phụ nên duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, các bài tập này sẽ giúp cơ đáy chậu rắn chắc đồng thời giúp bạn nhanh khôi phục vóc dáng sau sinh.

Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ sinh ngay. Tốt hơn hết là tập thói quen đi tiểu đều đặn không nên để bàng quang đầy nước.

Không phải cứ uống nhiều nước là bị tiểu són. Vậy nên các mẹ bầu nên uống đủ lượng nước cung cấp cho mẹ và em bé trong mỗi ngày.

Tiểu són cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Vậy nên, các mẹ bầu nên đi khám ngay khi thấy các triệu chứng són tiểu kèm theo một số triệu chúng lạ.

Nếu sau khi sinh em bé, tình trạng són tiểu vẫn không hề thuyên giảm, kể cả sau khi áp dụng các bài tập vùng cơ chậu, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn sẽ cần các biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.

Với các trường hợp bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Các mẹ nên tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì như vậy sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.
Cảnh giác giữa tiểu són và hiện tượng rò ối

Nhiều bà bầu thường nhầm lẫn hiện tượng rò ối sớm với són tiểu. Do đó họ có thể tỏ ra chủ quan. Điều này thật sự nguy hiểm.

Thường thì nếu bị rỉ ối, nước ối thường ra chậm hơn nước tiểu. Đồng thời, bạn có thể gặp phải những cơn gò tử cung trước khi bị rò ối. Lưu ý là cơn gò này thường khác với hiện tượng em bé trườn, xoay người hoặc “máy”. Tuy nhiên, đôi khi do áp lực của bào thai sẽ làm bạn són một ít nước tiểu.

Nếu túi ối bị vỡ, nước ôi sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm dù bạn đã thực hiện các thao tác chậm rãi và cẩn thận.

Hơn nữa, màu của nước ối thường rất trong, mặc dù có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.

Cẩn thận hơn, bạn có thể kiểm tra với giấy quỳ. Việc kiểm tẩ nồng độ pH hoặc thử nghiệm với Nitrazine, cả hai đều làm giấy quỳ nhanh chóng chuyển màu nếu đó là nước ối. Các xét nghiệm này đều không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy nên bạn có thể tự mình mua giấy quỳ ở các cửa hàng hóa chất về kiểm tra,nếu giấy quỳ chuyển màu sẫm chứng tỏ màng ối đã bị rỉ.

Còn với hiện tượng són tiểu, nước tiểu sẽ thoát ra từ vùng kín khi bạn ho, cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu có thể có màu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt. Do đó dựa vào yếu tố này để bạn nhận dạng tình trạng sức khỏe của mình.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn