Tìm hiểu lý do phụ nữ mang thai bị sốt và ớn lạnh cũng như tham khảo cách khắc phục







1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)

Có tới 10% thai phụ mắc nhiễm trùng tiết niệu tại một số thời điểm trong thai kỳ. Hệ thống đường tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống này. Hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu là nhiễm trùng bàng quang và thường không nghiêm trọng nếu được điều trị bằng kháng sinh và uống nhiều nước.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng bàng quang có thể lan tới thận, gây một số biến chứng như sinh non, bé nhẹ cân, nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng tiết niệu thường không triệu chứng nhưng một số trường hợp, nó có dấu hiệu như buồn tiểu, cảm giác nóng (bỏng) khi tiểu, nước tiểu đục có lẫn máu, sốt, ớn lạnh và đau vùng chậu.
<br style="font-weight: bold;">2. Cúm

Cúm khiến bạn bị sốt, ớn lạnh, mỏi cơ, ho, buồn nôn và nôn. Phụ nữ mang thai dễ bị mắc cúm và các triệu chứng cúm nặng nhanh do hệ miễn dịch yếu.

Nếu nghi ngờ bị cúm, bạn cần đi khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, cùng một số thuốc chống cúm an toàn để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nặng. Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm trước khi muốn mang thai.
<br style="font-weight: bold;">3. Nhiễm trùng hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm các xoang, mũi, họng, thanh quản. Khi nhiễm trùng hô hấp trên, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như chảy mũi, đau họng, ho, khó thở.

Tuy nhiên, nhiễm trùng hô hấp trên không nghiêm trọng như cúm và dễ điều trị hơn. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể kéo dài 3-14 ngày, bạn có thể tự nghỉ ngơi tại nhà, không cần dùng thuốc điều trị. Nếu bệnh nặng hay kéo dài thì có thể bạn bị nhiễm trùng nặng (viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng hay viêm phổi) và cần đi khám.
<br style="font-weight: bold;">4. Nhiễm virus ở hệ tiêu hóa

Tiêu chảy và nôn ói có thể do nhiễm virus ở hệ tiêu hóa, gây hậu quả nghiêm trọng cho thai phụ nếu không được điều trị (do mất nước, gây có thắt và có thể khiến sinh non). Triệu chứng khác gồm hạ đường huyết, chóng mặt, suy nhược, ngất xỉu và nghiêm trọng là mất cân bằng điện giải.

Nhiễm virus đường ruột nhẹ có thể tự khỏi nếu được bù nước và ăn chế độ gồm gạo, chuối, sốt táo và bánh mỳ nướng. Nếu bạn nôn nhiều, nôn ra máu, mất nước (tiểu ít hoặc không tiểu, khô miệng, khát nước, chóng mặt); hoặc bị sốt... thì nên đi khám.
<br style="font-weight: bold;">5. Nhiễm trùng ối

Ngoài sốt cao, ớn lạnh, nhiễm trùng ối có thể gây đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tiết dịch âm đạo bất thường, co thắt tử cung... Khi đó, người mẹ cần được chỉ định dùng kháng sinh.

Nếu nhiễm trùng ối nặng hoặc không được điều trị, người mẹ có thể bị nhiễm trùng vùng chậu và bụng, viêm nội mạc tử cung và cục máu đông; em bé chào đời có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não và các vấn đề về hô hấp.
<br style="font-weight: bold;">6. Listeria<br style="font-weight: bold;">
Listeria là vi khuẩn có trong thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. Triệu chứng bệnh gồm sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy, có thể xảy ra một vài ngày, thậm chí đến hai tháng sau khi ăn thực phẩm ô nhiễm.

Nếu vi khuẩn lan vào hệ thần kinh, nó sẽ gây đau đầu, cứng cổ, mất thăng bằng, co giật. Tuy nhiễm khuẩn này không ảnh hưởng tới bào thai nhưng có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc thậm chí gây tử vong cho mẹ.

Để ngăn ngừa Listeria, cần tránh:

• Xúc xích hoặc thịt nguội, trừ khi chúng được đun kỹ lại cho đến khi bốc hơi.

• Phomát mềm như Brie, feta, trừ khi trên nhãn nói rằng chúng được làm từ sữa tiệt trùng.

• Paté đông lạnh.
<br style="font-weight: bold;">7. Nhiễm B19 parvovirus

Đây là bệnh phổ biến ở trẻ em; do đó, nhiều người lớn đã miễn dịch với nó. Các triệu chứng ở người lớn là đau khớp, đau nhức kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần. Có dưới 5% phụ nữ mang thai nhiễm B19 parvovirus, có thể gây sảy thai hoặc bé sinh non bị thiếu máu nặng.



Theo M&B


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn