Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần cân nhắc kỹ vì chưa chắc đã phải mình có bầu đâu nhé.





1. Xuất hiện đốm máu

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn chưa đến nhưng bạn thấy xuất hiện đốm máu nhỏ, khác hơn chu kỳ bình thường, trong trường hợp này, nhiều mẹ sẽ khi đó là máu báo phôi thai đã cấy vào thành tử cung. Tuy nhiên thực tế chưa chắc đã phải như vậy. Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ hoàn toàn có thể thay đổi khi tháng này ít, tháng kia nhiều. Nếu dấu hiệu này không đi kèm với triệu chứng đau lưng, đau hông, mệt mỏi… thì mẹ cũng đừng hy vọng quá nhiều. Hãy theo dõi thêm cơ thể vì đó có thể chỉ là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thôi.

2. Nhận thấy dấu hiệu mang thai

Nhiều chị em cảm thấy buồn nôn, nôn ói, đau ngực, ngực sưng tấy, đi tiểu nhiều, đâu đầu… Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này đi kèm với hiện tượng kinh nguyệt vẫn xuất hiện đều đặn thì không thể có chuyện mẹ mang thai đâu nhé. Trên thực tế, rất nhiều mẹ trong thời gian mong ngóng tin vui thường có tư tưởng mệt mỏi, căng thẳng… điều này không có nghĩa là bạn mang thai đâu nhé.

Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, các cặp đôi hay căng thẳng còn giảm khả năng đậu thai nữa đấy. Vì vậy nếu muốn nhanh có tin vui, chị em nên tạo tâm lý thoải mái nhất.

3. Thử thai 2 vạch

Mẹ đừng quá tin tưởng vào các dụng cụ thử thai thông thường nhé. Sau khi thử thai lên hai vạch, chị em nên đi thử máu hoặc đến các phòng khám thai để được khám và siêu âm. Lúc này mới chắc chắn bạn có mang thai hay không.

Cách thử thai chính xác 100%

1. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này được tiến hành sau khi thụ thai khoảng 2 tuần với độ chính xác khoảng trên 90%. Tuy nhiên, nếu kiểm tra sau 6 tuần thụ thai sẽ được kết quả đáng tin cậy nhất.

Xét nghiệm này nhằm phát hiện hCG trong nước tiểu của người phụ nữ. Xét nghiệm này thông thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc phòng khám, do bác sĩ tiến hành.

2. Xét nghiệm máu

Đây cũng là một xét nghiệm khá phổ biến. Bằng cách phát hiện nội tiết tố hCG trong máu từ rất sớm, chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ sẽ khẳng định kết quả bạn có thai hay không.

3. Phép thử số lượng beta hCG

Mục đích của phép thử beta hCG là biết chính xác hàm lượng hoóc môn hCG trong máu. Phương pháp thử này rất chính xác, nó có thể phát hiện ngay cả khi hàm lượng hoóc môn hCG trong máu cực thấp. Do biết được nồng độ chính xác của hCG nên phương pháp xét nghiệm này có khả năng đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là biết được hiện tượng trứng bị lạc chỗ và những rủi ro mang thai, đặc biệt khi hàm lượng hCG sụt giảm nhanh chóng.

4. Siêu âm

Việc sử dụng siêu âm trong vòng 12 tuần trở lại từ khi thụ thai sẽ giúp người phụ nữ xác định việc có thai mà không cần khám bên trong. Các nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung và tử cung, đồng thời làm cho máu đến vùng hố chậu nhiều hơn.
Do đó, có thể thấy âm đạo và cổ tử cung có màu tím nhạt điển hình nhờ vào dụng cụ kẹp mỏ vịt. Bằng mắt thường bác sĩ cũng có thể thấy được cổ tử cung của bạn hơi to ra (nếu bạn thật sự có thai).

5. Tăng tính chính xác của các phép thử bằng cách:

Muốn đảm bảo chính xác thì sau khi tắt kinh được một tuần trở lên mẹ hãy xét nghiệm. Đây là thời gian đảm bảo độ chính xác khi mang thai. Ngoài ra, để đảm bảo thì nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, đây là lúc nước tiểu có các thông số cần thiết. Các phép thử test nước tiểu tại gia có độ chính xác 97%, thử máu có độ chính xác cao hơn, tuy nhiên độ chính xác còn phụ thuộc vào việc tuân thủ các quy định khi lấy mẫu nước tiểu, quá trình rụng trứng và thời gian tối ưu ngay sau khi tiến hành xét nghiệm và độ nhạy của các phương pháp thử test.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn