Nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.Giảm chứng buồn nôn cho bà bầu một cách tự nhiên.









Nước mía là đồ giải khát bình dân được nhiều người ưa thích. Ít ai biết, nước mía còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, đó phải là nước mía sạch.


Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.
Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng… nên được dùng để chữa nhiều bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản thường dùng:
- Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
- Chữa cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém: Lấy nửa lít nước mía và 2 quả trứng gà tươi. Đun sôi nước mía, đập trứng vào, nhắc xuống, đậy kín nắp, ăn nóng. Nếu chân tay lạnh, thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
- Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, đái buốt, viêm đường tiết niệu:
Mía một khúc khoảng 300g, mã đề (cả cây) 200g, râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc, chẻ nhỏ, cho các thứ vào nồi, sắc lấy nước uống.


- Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo mỗi thứ 30g; Lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tât mỗi thứ 20g. Cho các vị vào nồi, đổ một lít nước, nấu sôi rồi đun nhỏ lửa trong 15 – 20 phút. Uống lúc thuốc còn nóng. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước, đun sôi, trộn với nước dừa uống.
- Chữa phụ nữ có thai hay buồn nôn: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng.
Ưu điểm: của nước mía là giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè. Nước mía ngọt hay thu hút ruồi nhặng. Đá cho vào nước mía không đảm bảo…

Tất cả những điều đó là nguy cơ bị tiêu chảy từ đồ uống này. Vì vậy, chỉ nên uống nước mía sạch, ở hàng quán sạch sẽ, có đá sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguy hiểm cho cả mẹ và con: nếu uống nhiều nước mía

PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết phần lớn trong số phụ nữ “xui nhau uống nước mía” trong thai kỳ mong muốn con sinh ra to để dễ nuôi. Nhưng việc uống nhiều nước mía và các thực phẩm, thức uống có nhiều đường khác chưa hẳn tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Người có đường huyết bình thường uống nước mía sạch thì không có gì là không tốt, nhưng mang thai mà uống quá nhiều thì không nên. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, uống nhiều đường dễ no bụng, nhiều năng lượng mà dinh dưỡng không nhiều. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần nhiều vi chất, cần ăn, uống đa dạng. Không những vậy, việc tiếp nhận nhiều đường trong thai kỳ còn khiến người mẹ dễ bị đường máu cao, tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn