Trong quá trình mang thai có tới 50% phụ nữ bị phù cổ chân và cẳng chân vậy thì dưa hấu và bí đỏ có thể giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng phù chân





***Cách chữa bệnh đơn giản từ dưa hấu
Bạn nghĩ dưa hấu chỉ có thể giải khát hay ăn tráng miệng xong thật bất ngờ khi dứa hấu lại là bài thuốc chữa các bệnh như: viêm họng, say rượu, viêm phế quản...


Dưa hấu vị ngọt tính lạnh, có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát, có thể chống nóng, giải cảm nắng , chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây là một số bài thuốc.
Chữa viêm khí quản mạn tính: Lấy một quả dưa hấu rồi khoét 1 lỗ nhỏ cho vào trong đó 50g đường phèn và 30g gừng tươi, đậy kín lại. Đặt lên trên rổ, rá hấp khoảng 2 giờ sau đó lấy ra uống nước cốt và ăn dưa. Mỗi ngày ăn 1 quả nhỏ, mỗi đợt điều trị 10 ngày, khoảng 3 - 4 đợt, giữa mỗi đợt nghỉ 3 - 5 ngày.

Trị ho ra nhiều đờm: Nếu bị ho mà đau ngực, đau cổ họng và ra nhiều đờm thì lấy khoảng 20 - 25 hạt dưa hấu sắc với 2 bát nước, sắc cạn còn nửa bát, uống 2 lần trong ngày, sau vài ngày là khỏi.

Trị ho gà: Hạt dưa hấu giã nát 15g, nhân hạt lạc 15g, hồng hao (vị thuốc Bắc), đường phèn 30g, tất cả cho vào sắc uống, ăn nhân hạt lạc.

Trị viêm họng: Lấy vỏ dưa hấu 30g, sắc với 500ml nước, sắc nước còn 300ml thì lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị sốt, co giật: Nếu bị sốt kèm theo co giật nhẹ thì lấy nước ép dưa hấu trộn thêm đường và dùng uống nhiều lần trong ngày.

Trị chứng cao huyết áp: Dùng 15g vỏ dưa hấu khô, phơi nắng, 9g hạt muồng đun sôi để nguội uống thay nước hằng ngày.

Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả dưa hấu khoét 1 lỗ to bằng quả cam, lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào rồi khuấy nát nhừ, sau khoảng 30 phút bỏ hạt, lấy dưa ăn dần trong ngày.

Giải say rượu: Ăn dưa hấu hoặc ép lấy nước uống.

Chú ý: Sau khi ăn thịt dê không nên ăn dưa hấu có thể trúng độc nặng.


***Cách chữa bệnh đơn giản từ bí đỏ

Nếu bị đau đầu, táo bón, ho hay đau dạ dày…, bạn có thể dùng bí đỏ để hỗ trợ việc điều trị.


Bí đỏ có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho…
Chữa đau đầu, táo bón: Dùng 100 – 200 gr cùi bí đỏ nấu canh ăn. Món này còn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ vị.

Chữa mày đay, nứt đầu vú: Cuống bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt mề đay.

Chữa thiếu máu, suy dinh dưỡng: Hạt bí đỏ rang vàng 60 gr, nhân lạc rang 30 gr, nhân hạt hồ đào 30 gr. Ăn hết một lúc, mỗi ngày một lần, ăn liên tục trong 15 ngày.

Chữa thiếu sữa sau sinh, phù nề chân tay: Hạt bí đỏ khô 20 gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong ba ngày.

Chữa ho, tiêu đờm: Hạt bí đỏ 30 gr để cả vỏ, cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường trắng. Ngày uống ba lần, mỗi lần 1,5 gr.
Chữa đau dạ dày: Quả bí đỏ sắc lấy nước uống.
*** Dưa hấu, bí đỏ chống phù chân
Trong quá trình mang thai có tới 50% phụ nữ bị phù cổ chân và cẳng chân.



Một số nguyên nhân có thể gặp như khi thai to, tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, ăn mặn quá, sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống, hàm lượng axit uric trong máu tăng cao... Một số loại thực phẩm có thể giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng phù chân như dưa hấu, bí đỏ.

Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt giàu các chất khoáng vi lượng như canxi, sắt, magie, axit folic, là một sinh tố nhóm B cần cho sự tạo máu tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc cho gan, tốt cho phụ nữ mang thai.

Bí đỏ: Có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, có thể chống khát, lợi tiểu. Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin nhóm B, PP, E và C, chất sắt, axit folic, magiê, kali, đồng, kẽm... nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Bí đỏ chứa nhiều carotenen, có tác dụng chống oxy hóa. Đặc biệt, nếu mang thai vào mùa hè thì nên ăn bí đỏ giúp giải nhiệt, thải độc rất tốt.

Giảm ăn mặn: Ít nhiều chứng phù chân ở phụ nữ mang thai có liên quan đến việc ăn mặn. Vì vậy, thai phụ cần giảm lượng muối đưa vào cơ thể và uống đủ nước giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein...

TS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn