Ít người biết rằng mang thai ở tuổi 30 khiến chị em phải đối mặt với nhiếu rắc rối nảy sinh.





Nhiều chị em đợi đến 30 tuổi mới tính chuyện sinh con vì muốn chờ đợi sự nghiệp thành công và tình cảm ổn định. Vì thể chất ở tuổi này không còn sung mãn như thuở đôi mươi, nên chị em gặp phải rất nhiều khó khăn.
Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng tuổi 30 là giai đoạn chín muồi của người phụ nữ về mọi mặt, trong đó có việc làm mẹ; đây cũng là thời gian tốt cho việc có mang và sinh con; thì các chuyên gia sinh sản lại khuyên bạn nên sinh con sớm hơn.
Với nhiều chị em khi bước sang tuổi 30, tính ưu sinh sẽ bị giảm. Đồng nghĩa với nó là việc chị em có thể phải đối mặt với chứng khó thụ thai, sảy thai, đẻ non, nhau tiền đạo, Down… hơn nhiều lần so với khi họ trong độ tuổi 20.
Làm mẹ ở tuổi 30, con dễ mắc bệnh
Mọi nghiên cứu và chuyện gia đều đồng tình rằng 35 là ngưỡng tuổi nguy hiểm đối với khả năng sinh sản. Bước vào tuổi 30, cơ hội thụ thai của bạn chỉ giảm nhẹ và nguy cơ sảy thai hay bé mắc hội chứng Down tăng nhẹ một chút so với cuối tuổi 20; nhưng khi bước qua tuổi 35, sự suy giảm khả năng sinh sản bắt đầu tăng tốc.
Từ sau tuổi 35, các hội chứng bất thường di truyền hay dị tật bẩm sinh cũng là một mối quan ngại rõ ràng và phổ biến hơn với các thai phụ, vì thế mà thai phụ trên tuổi này được yêu cầu tầm soát trước sinh nghiêm ngặt hơn so với phụ nữ trẻ.



Phụ nữ 30 cần phải được theo dõi thai kỳ và tầm soát trước sinh cẩn thận hơn.
Tỷ lệ sảy thai cao ở phụ nữ tuổi 30
Tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ tuổi 30 tăng chậm nhưng đều đặn theo độ tuổi. Kéo theo đó là các biến chứng ở thai kỳ khác.
Với phụ nữ trên 35 tuổi, nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn so với những phụ nữ trẻ hơn. Tỷ lệ sinh mổ bắt buộc cao hơn ở phụ nữ trên 35. Những bà mẹ tuổi này có đến 40% phải sinh mổ so với 30% ở phụ nữ tuổi 20. Các bác sĩ sản khoa cho biết tỷ lệ mổ đẻ tăng cao do các vấn đề về thai như suy thai và chuyển dạ kỳ 2 kéo dài hơn bình thường vốn phổ biến hơn theo tuổi thai phụ.
Càng lớn tuổi cơ hội mang thai càng giảm
Tất nhiên, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, nhưng không thể đảm bảo độ tuổi sinh sản của chị em ngày càng kéo dài thêm. Dù mỗi phụ nữ đều có kế hoạch gia đình và sinh con riêng, nhưng các chuyên gia cho rằng ở tuổi 35 trở lên, phụ nữ nên nghiêm túc coi trọng chuyện sinh con hơn, đặc biệt nếu họ muốn có thêm con.
Ở tuổi 35-36, nhiều phụ nữ có thể chỉ cần can thiệp y tế đơn giản để có thể thụ thai, nhưng khi họ muốn có đứa con tiếp theo ở tuổi 38-39, cùng loại thuốc và thủ thuật y tế tương tự lại kém hiệu quả hơn.
Bạn cần làm gì nếu muốn có con ở tuổi 30?
Tạm gạt vấn đề tuổi tác sang bên, bạn hãy cho mình cơ hội tốt nhất để có một thai kỳ ổn thoả và một em bé khoẻ mạnh bằng cách xem xét thực hiện các bước quan trọng dưới đây trước khi cố gắng mang thai.
Nếu bạn dưới 35 tuổi và quan hệ tình dục thường xuyên (2-3 lần / tuần) không sử dụng biện pháp tránh thai trong 1 năm mà không có thai mới nên đến gặp chuyên gia hiếm muộn. Nếu bạn trên 35 tuổi, bạn nên đi khám hiếm muộn nếu sau 6 tháng “thả” mà vẫn không có kết quả. Nếu bạn có các vấn đề cản trở sinh sản như tiền sử kinh nguyệt không đều hay mất kinh, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc đau vùng chậu, hoặc chồng bạn có vấn đề về tình dục và cương dương, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn sớm hơn.
Phụ nữ tuổi 30 phải chú ý chăm chút cơ thể họ nhiều hơn để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn