Chị em không ngờ rằng nguyên nhân khiến mình chậm có thai lại từ những yếu tố rất đơn giản trong đời sống hằng ngày.







Lối sống và các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ khi tuổi đời còn trẻ.
Hầu hết mọi người đều biết rằng khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm khi càng lớn tuổi. Tuy nhiên, lối sống và các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ khi tuổi đời còn trẻ.
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà phụ nữ cần chú ý:

Lối sống và các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ khi tuổi đời còn trẻ. (Ảnh minh họa)
Thừa cân hoặc thiếu cân
Cân nặng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai nhưng chị em ít khi để ý đến. Việc thừa cân có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone, giảm chức năng buồng trứng và khiến bạn khó mang thai hơn. Một nghiên cứu trên tạp chí Fertility and Sterility nói rằng phụ nữ béo phì ở tuổi 18 dễ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và là nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu.
Còn khi thiếu cân sẽ làm ảnh hưởng đến hormone Leptin, nồng độ leptin thấp có thể làm mất kinh nguyệt. Do đó, bạn cần duy trì cân nặng khỏe mạnh với chỉ số BMI bình thường thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải để tăng khả năng mang thai.
Tuổi cao khó thụ thai
Đến tuổi mãn kinh (40-50 tuổi), phụ nữ không còn rụng trứng và không thể mang thai. Nhưng trong giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ vẫn có thể khó mang thai do trứng ít rụng thường xuyên và số lượng trứng giảm. Khả năng mang thai thường giảm sau 35 tuổi nhưng độ tuổi không thể mang thai nữa cũng khác nhau tùy người. Do đó, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đang gặp vấn đề về thụ thai cần đến gặp chuyên gia càng sớm càng tốt.

Việc thừa cân có thể khiến bạn khó mang thai hơn. (Ảnh minh họa)
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến cơ hội làm mẹ
Tiếp xúc quá nhiều với hóa chất gia dụng
Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng sinh con lên đến 29%.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của người phụ nữ và gây tổn thương đến bào thai đang phát triển. Hội Y học sinh sản Mỹ cho biết hút thuốc lá gây ra 13% trường hợp vô sinh. Phụ nữ hít phải khói thuốc lá cũng khiến chức năng nội tiết bị ảnh hưởng và gặp các vấn đề về sinh sản.
Uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng, từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Ngoài ra dùng bia rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ còn gây sinh non.
Ảnh hưởng của các loại bệnh
Bệnh tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp có thể khiến bạn gặp vấn đề về rụng trứng và khả năng mang thai. Những triệu chứng chưa được chẩn đoán của bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà bạn không hề biết được.
Bệnh buồng trứng đa nang
Những vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai thành công. Người phụ nữ gặp rối loạn tự miễn dịch như bệnh Lupus hay viêm khớp dạng thấp sẽ gặp khó khăn khi thụ thai vì cơ thể có thể tấn công tinh trùng hoặc từ chối trứng được thụ tinh.
Bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia có thể gây tổn thương ống dẫn trứng mà không có triệu chứng nào khác nên bạn sẽ không biết mình mang bệnh cho đến khi gặp khó khăn khi mang thai.
Khi nào chị em cần đi khám bác sĩ khi gặp trở ngại trong việc thụ thai?
Trong trường hợp mẹ thường xuyên quan hệ và không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có thai trong vòng một năm, có khả năng mẹ đang gặp phải một vấn đề nào đó và đây là lúc cần một bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và điều trị. Còn nếu mẹ được chẩn đoán một trong các triệu chứng như lạc nội mạc tử cung và mẹ hiện trên 35 tuổi, mẹ nên đi khám sau 6 tháng cố gắng có thai bất thành.
Bác sĩ sẽ thăm khám khung xương chậu để kiểm tra sự đàn hồi, và tìm dấu hiệu của viêm màng trong dạ con hoặc viêm vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và có thể đề xuất thêm các xét nghiệm và thủ tục như:
- Siêu âm vùng chậu: để xem hình ảnh tử cung và buồng trứng
- Xét nghiệm Progesterone: kiểm tra mẹ có đang rụng trứng hay không
- Kiểm tra Chlamydia: nếu kết quả dương tính, chlamydia có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: ước tính 5% phụ nữ gặp trở ngại khi thụ thai do tuyến giáp phát triển không bình thường
- Hysterosalpingogram: chụp X-quang ống dẫn trứng để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn
- Phẫu thuật nội soi: cấy một kính hiển vi mỏng vào dưới da để xem xét kỹ hơn tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng
- Nhuộm thử nghiệm: thuốc nhuộm được tiêm qua cổ tử cung, sau đó sử dụng một laparascope (thiết bị nội soi) để kiểm tra tắc nghẽn.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn