Phần lớn những phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, đều bị phù chân. Chân phù có thể không gây tử vong, nhưng gây nhiều nỗi lo sợ cho người phụ nữ và gia đình, làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.





Có nhiều nguyên nhân gây phù chân ở sản phụ. Trong đó có một nguyên nhân ít được chú ý đến đó là phù chân do suy và giãn tĩnh mạch.

Những nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân
Theo nghiên cứu của các nhà Y học lâm sàng thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra giãn tĩnh mạch chân:
Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim:
- Mặc đồ quá chật.
- Có thai và thai lớn.
- Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng.
- Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi.
- Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng.
- Dư cân và béo phì.
Những yếu tố làm giãn thành mạnh tĩnh mạch:
- Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh va trong thai kỳ.
- Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều.
- Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân:
- Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.
- Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ.
- Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.
Như vậy, ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm dãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong long của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.
Sau khi sinh, phù chân sẽ giảm đi nhiều do giảm đáng kể áp lực trong ổ bụng làm cho máu chảy về tim dễ dàng hơn. Nhưng trong quá trình mang thai do không được điều trị đúng mức các van tĩnh mạch có thể bị suy đóng không kín, thành tĩnh mạch đã bị giãn nên để lại các di chứng cho bệnh nhân. Cáng về sau, máu bắt đầu ứ trệ ở chân gây ra các triệu chứng đau chân, nặng chân, phù chân, chuột rút về đêm hoặc nặng hơn là giãn các tĩnh mạch nông, gây rối loạn sắc tố da và loét dinh dưỡng rất khó lành.
Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam: tỉ lệ suy tĩnh mạch sau khi sinh khá cao, nhất là sau sinh từ lần thứ hai trở đi. Những sản phụ tăng cân quá nhiều, thai nhi quá lớn thì có nguy cơ bị suy tĩnh mạch khá cao. Cần phải được điều trị kịp thời ngay từ tháng thứ ba của thai kỳ.



Điều trị khá đơn giản
Việc sử dụng các loại thuốc làm bền và tăng trương lực của thành mạch mặc dù không có hại gì cho người mẹ và thai nhi. Nhưng tâm lý chung của người bệnh và cả thầy thuốc cũng ngại sử dụng sợ các tác dụng ngoài ý muốn.sự phát triển của bào thai tránh tâm lý bồi dưỡng cho thai phụ nhiều chất bổ dưỡng quá làm thai quá to, không những gây phù chân mà còn khó khăn trong việc sinh nở. Tránh đứng lâu và nằm ngửa gác chân chân cao trên gối.
Một số trường hợp có thể sử dụng các loại tất Y khoa theo chỉ định của thầy thuốc nhằm tăng tác động cơ học lên thành tĩnh mạch, giảm đường kính của các tĩnh mạch chân và làm cho các van tĩnh mạch luôn áp sát vào nhau, giúp cho sự lưu thông máu theo một chiều từ ngoại vi về tim được dễ dàng.
2 yếu tố quan trọng gây ra phù chân thai phụ: sự cản trở máu trở về tim va sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn