Với những phụ nữ khỏe mạnh thì quá trình mang thai diễn ra tự nhiên nhưng với những người mắc bệnh tim thì sự thay đổi của cơ thể trong thời gian này lại gây ra những nguy hiểm cho hệ tim mạch.





1. Tác hại của loạn nhịp tim đối với bà bầu

Khi có thai, nhịp tim của bà bầu tăng dần từ tuần lễ thai nghén thứ 10. Vào cuối thai kỳ nhịp tim có thể tăng hơn trước mỗi phút 10 nhịp, lượng máu tim phải bơm để nuôi cơ thể mẹ và thai nhi cũng tăng lên, tuần hoàn máu lên đến 40%.

Mặt khác, khi thai phát triển, tử cung to chèn ép cơ hoành và làm thay đổi trục của tim so với lúc bình thường, quả tim như bị nằm ngang. Nhưng khi sổ thai, tử cung co nhỏ lại nhanh chóng làm cho tim cũng đột ngột thay đổi từ vị trí nằm ngang trở về bình thường. Sự thay đổi đột ngột này góp phần làm rối loạn chức năng của tim, làm rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột qụy.

2. Các loạn loạn nhịp tim
Loạn nhịp đều

Chẩn đoán loạn nhịp đều dễ dàng bằng bắt mạch, đếm mạch/phút, hoặc đo trên điện tâm đồ có độ chính xác hơn, nhất là nhịp tim nhanh trên 140 lần/phút. Bao gồm các dạng:

Loạn nhịp nhanh: Có thể chẩn đoán dựa vào nhịp đập, tần số mạch. Nhịp trung bình 70 lần/phút. Cơn nhịp nhanh là khi:

+ Số lần đập 140 - 200 lần/phút (là cơn nhịp nhanh kịch phát)
+ Số lần đập 120 - 140 lần/phút (cơn do rung nhĩ)

+ Số lần đập 80-120 lần /phút, (nhịp nhanh từ nút Keith – Flack).

Loạn nhịp chậm: Khi số lần đập từ 60 xuống 40 lần/phút, chậm từ nút Keith – Flack
Loạn nhịp tim không đều (ngoại tâm thu)

Có luồng thần kinh xuất phát mạnh hơn bình thường, từ một trung tâm kích thích trên hay ngoài luồng dẫn truyền, làm tâm thất co bóp sớm hơn. Vì thất co bóp sớm (ngoại tâm thu), nên sau đó thời gian chỉ kéo dài hơn, được gọi là thời gian bù.

Triệu chứng cơ năng: Sản phụ cảm thấy trống ngực hay như ngừng đập và có bị cảm giác như hụt hẫng. Nếu ngoại tâm thu xảy ra lúc đang ngủ, bệnh nhân bị giật mình.

Triệu chứng thực thể: Nghe tiếng tim hay bắt mạch quay, thấy nhịp tim đập không đều có lúc bỏ đập. Khi đánh giá tỷ lệ % bỏ nhịp, từ trên 5% tỷ lệ bỏ nhịp coi như bệnh lý. Nếu có ngoại tâm thu hai lần liền (ngoại tâm thu kép) nhiều là nguy cơ cấp.Điện tâm đồ: ngoại tâm thu trên thất: QRS không biến dạng. Ngoại tâm thu thất QRS có biến dạng.

Loạn nhịp tim hoàn toàn

Nhip tim đập không đều cả về thời khoảng và biên độ do rung nhĩ. Rung nhĩ là hiện tượng phân ly nhĩ thất, nên nhịp thất chậm hơn, thất đập không đều. Máu xuống thất không đủ lưu lượng máu giảm từ 20 - 30% nhất là khi gắng sức. Tìm phì đại rồi suy, máu ứ lại nhĩ, nhất là ở trong hẹp van hai lá dẫn đến đông máu trong nhĩ rồi tiếp đó là bệnh huyết khối.

Bệnh nhân cảm thấy hồi hộp khó chịu, mạch quay nhanh không đều. Nếu có rung tâm trương nghe khó thấy. Ngoại tâm thu có lúc thưa, có lúc dồn dập. Vì vậy theo dõi và chẩn đoán ngoại tâm thu phải có thời gian.Điện tâm đồ: Mất sóng P ở các đạo trình. Có khi thấy một đạo trình có nhiều sóng P, khoảng R-R không đều, biên độ R không bằng nhau.

3. Điều trị loạn nhịp tim ở bà bầu

Nói chung điều trị loạn nhịp khó, cần chẩn đoán chính xác bằng điện tâm đồ và có bằng cớ để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. Trước khi điều trị, nên có sư kết hợp hội chẩn và điều trị giữa bác sĩ sản khoa và với bác sỹ chuyên khoa tim mạch.

Những thuốc dưới đây hay được dùng trong loạn nhịp tim: Amidaron, Bretyliumtosylat, Digoxin, Disopyramid; Encainamid; Flecain; Lidocain; Lidocain, Mexiletin, Bu-vơ-rê có thể ấn hai nhãn cầu. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho phụ nữ có thai là khi gặp những dấu hiệu bệnh tim, loạn nhịp tim cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách, kịp thời.




Lịch học tháng 9 cho bà bầu cụ thể:
- Thời gian: Khóa học "Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" diễn ra ngày 20/09/2015
Khóa học"360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"vào ngày 12/09;

- Địa điểm dự kiến:Khách sạn Hà Nội
- Đăng ký tham dự khóa học
"360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"tại đây
- Đăng ký tham dự khóa học "
Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" tại đây







Nguồn SKĐS




Theo bau.vn