Ở tuần thứ 4, phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Hãy cùng Marry Baby khám phá hành trình diệu kỳ này.






Bé phát triển như thế nào?
Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.



Từ tuần thai thứ 3, bé bắt đầu phát triển và dễ bị tổn thương bởi các tác động vào sự can thiệp. Bạn nên tìm hiểu kỹ những điều cấm kỵ để bảo vệ bé an toàn nhé.
Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.
Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa, hay còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.
Lớp thứ ba, hay nội bì, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Bạn có thể nhận thấy một số khó chịu khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai bắt đầu bị đau ngực, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên trong những tuần đầu. Bạn cũng có thể buồn nôn ở tuần này, mặc dù thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vài tuần tới.
Những người xung quanh sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển đang diễn ra bên trong bạn. Nhưng bạn cũng phải kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của bé như rượu, bia…
Bạn đang lên kế hoạch để có em bé trong năm nay và rất ao ước có một “cậu quý tử”? Hay chỉ đơn giản là bạn đang muốn trở thành “người phụ nữ xinh đẹp” nhất trong nhà? Cùng MarryBaby tham khảo vài “mẹo nhỏ” sau đây nhé!
Bạn có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tập thể dục. Vận động sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng vì số cân nặng của bạn sẽ tăng. Thể dục cũng giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một cách giảm stress tuyệt vời. Việc này cũng có thể giúp bạn sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn.
Ngoài ra, bạn sẽ phục hồi dễ dàng hơn sau khi sinh con nếu tiếp tục một số bài tập thể dục phù hợp trong suốt thai kỳ. Nên chọn những hoạt động an toàn và vừa phải, bạn có thể cân nhắc môn đi bộ và bơi lội, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Giảm đau ngực: Nếu bạn cảm thấy đau ngực trong giai đoạn này, bạn nên xếp gọn những áo ngực hiện tại lại, tìm mua các loại áo ngực mềm mại, không có gọng sắt hoặc áo ngực thể thao để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc.
Nên làm trong tuần này:
Chọn một bác sĩ sản khoa uy tín và đặt lịch hẹn khám. Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết.
Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý của gia đình hai bên. Bác sĩ sẽ hỏi để biết về các bệnh mãn tính hoặc những bất thường di truyền trong gia đình.
Sự phát triển của thai kỳ tuần thứ 4

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn