Cá và đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ… là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, nhất là axit béo Omega-3 cho bà bầu và thai nhi.





Lợi ích của việc ăn cá đối với bà bầu
Cá là thành phần chủ yếu cung cấp các axit béo Omega-3 (đặc biệt là DHA và EPA), rất quan trọng cho sự phát triển não và thị lực của thai nhi. Cá còn là nguồn cung dồi dào các protein, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn cá còn giúp giảm nguy cơ sinh non và thiếu cân cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên mẹ bầu nên ăn khoảng 2-3 bữa cá hoặc hải sản một tuần.
Hầu hết các chuyên gia đều khuyên mẹ bầu nên ăn khoảng 2-3 bữa cá hoặc hải sản một tuần, lưu ý là phải nấu chín và phải vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Sau đây, là chia sẻ về cách bà bầu ăn cá tốt nhất.
Bà bầu nên ăn cá thế nào cho tốt?
Một số loại cá, nhất là cá biển lại chứa những chất độc hại như thủy ngân. Khi hấp thụ hàm lượng lớn thủy ngân vào cơ thể, kim loại này rất nguy hiểm cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao phân biệt được loại nào an toàn và ăn làm sao cho tốt. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn giới hạn hàm lượng thủy ngân mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bạn và bé yêu.
Nhóm đầu bảng những loại cá chứa thủy ngân nhiều nhất là các loại cá biển như: cá mập, cá mập kiếm, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá lát.
Thay vì ăn cá biển, bà bầu có thể chọn các loại cá nước ngọt, cá da trơn hoặc các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, ốc…
Chỉ nên ăn trong khoảng 350g cá và các loại thủy hải sản khác mỗi tuần. Bạn cũng nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì hàm lượng thủy ngân cao.
Khi ăn cần nấu chín cá. Mẹ bầu không nên ăn các món gỏi hay những món nấu chưa chín kỹ do rất dễ bị vi khuẩn và virus xâm hại.
Nếu bạn không thích cá, có thể tính đến phương án sử dụng dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra lời khuyên là nên ăn cá chứ không nên lạm dụng thuốc. Các sản phẩm chiết xuất axit béo Omega-3 có thể không mang đầy đủ những lợi ích như axit béo Omega-3 có tự nhiên trong cá. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng sử dụng. Việc lạm dụng dầu cá có thể dẫn tới tình trạng thừa vitamin A, rất nguy hiểm bởi dùng vitamin A quá liều khi mang thai có thể gây dị dạng thai hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co.
Cách nấu cháo cá chép ngon cho bà bầu
Nguyên liệu:

Món cháo cá chép được coi là món cháo dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Cá chép sông bơi
1 bát gạo tẻ ngon
Nước mắm ngon, hành khô, gừng củ, hành, thì là
Cách làm:
Cá bạn làm sạch vẩy, bỏ ruột sát gừng muối cho hết sạch mùi tanh trong cá.
Luộc cá trong nước gừng và bỏ chút thì là để át đi vị tanh của cá.
Xương cá bạn giã lấy nước cốt nấu cháo.
Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước cốt xương cá chép để nấu. Bạn nêm một chút muối vào để nấu gạo được nhanh dền và dẻo hơn nhé!
Nếu thích, bạn có thể cho thêm chút đỗ xanh đã bóc sạch vỏ, đã ngâm kĩ với nước vào để nấu cùng gạo. Đỗ xanh khiến cho cháo cá thêm dinh dưỡng lại đỡ mùi tanh. Bạn nhớ chú ý trong quá trình đun cháo, tránh để cháo bị tràn nước, chịu khó quấy sơ để cháo nhanh chín và ra nhựa cho cháo dẻo.
Cá chép khi chín bạn để nguội rồi gỡ sạch xương, ướp mắm tiêu ngon. Quy trình này khiến cho cá khi thả vào cháo sẽ không bị tanh và giữ được hương vị đậm đà. Phần cá thì lọc sạch lấy thịt, nhớ lọc kỹ tránh bị hóc sau này đó. Lọc khéo tránh bị nát.
Ngoài ra, còn một vài cách nấu cháo cá chép khác như lọc sạch thịt cá khi cá vẫn sống (tức là không qua luộc), sau đó xào khéo sao cho không bị nát thịt, và cũng như nguấy với cháo sao cho k bị nát thịt cá (tuy nhiên cách này khó, bạn nào thích thì làm thử nhé)
Hành khô bạn phi thơm vàng, Khi cháo chín, bạn đổ toàn bộ phần thịt cá đã gỡ vào cháo, cho cháo sôi lại lần nữa thì nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp. Khi ăn bạn múc cháo ra bát, rắc hành khô phi thơm lên trên, cho ngay chút hành lá thái nhỏ hoặc thì là thái nhỏ hoặc lá tía tô là có thể ăn luôn được.
Ngoài ra, thêm một cách khiến cá thơm hơn đó là bạn có thể xào cá đã gỡ với chút dầu ăn và hành khô. Như vậy, cá sẽ thơm hơn và đậm đà hơn nhé! Tuy nhiên vẫn có nhiều chị em thích để cá gỡ chưa xào, cho luôn vào nồi cháo sẽ giữ nguyên hương vị của cá chép. Vì vậy, tùy các chị em chọn cách nha!
Sau 3 tiếng ninh nhừ,bạn đã nấu được món cháo cá chép cho bà bầu rồi đấy!
Múc ra bát cho mẹ bầu thưởng thức bạn nhé.



Múc ra bát cho mẹ bầu thưởng thức bạn nhé.
Chúc các bạn thành công!

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn