Thừa cân khi bình thường đã là một vấn đề, thừa cân khi mang thai còn là một vấn đề rắc rối hơn nữa. Song béo phì khi mang thai thực chất không phải là tình trạng hiếm.





Theo một thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 3 người nằm trong tình trạng béo phì (tức chỉ số BMI từ 30 trở lên) và số lượng phụ nữ béo phì khi mang thai thì không hề nhỏ. Theo các chuyên gia, nếu bị béo phì trong thai kỳ, bà bầu đã tự đặt bản thân lẫn thai nhi vào những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Rủi ro về sức khỏe với mẹ

Theo các chuyên gia, những phụ nữ quá cân có tỉ lệ sẩy thai, tiền sản giật, tiểu đường và cao huyết áp cao hơn hẳn những người bình thường. Chính vì vậy mà các thai phụ thừa ký thường phải sinh mổ nhiều hơn.

Khi bà bầu mắc bệnh tiểu đường, thai nhi sẽ lớn hơn so với bình thường, mà kích thước thai nhi tỉ lệ thuận với nguy cơ sinh mổ. Ngoài ra huyết áp cao và tiền sản giật cũng dễ dẫn đến sinh mổ để đảm bảo an toàn. Vì nếu huyết áp người mẹ tăng lên quá mức trong quá trình lâm bồn, rất có thể họ sẽ bị đột quỵ và trẻ phải bị tách ra khỏi nguồn cung cấp máu ngay lập tức.

Với phụ nữ béo phì, việc phẫu thuật sinh mổ diễn ra cũng phức tạp và khó khăn hơn. Đó là do lớp mỡ dưới da quá dày, gây khó khăn trong việc tìm vị trí phù hợp để gây tê tủy sống và tìm đường truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân cần được di chuyển trong trường hợp khẩn cấp thì các công đoạn cũng không hề dễ dàng với người béo phì.

Đe dọa sức khỏe với thai nhi

Có rất nhiều mối đe dọa về sức khỏe có thể xảy ra với trẻ, bao gồm chứng khuyết tật ống thần kinh, thai chết non và nguy cơ trẻ béo phì tăng cao sau sinh. Trong đó chứng khuyết tật ống thần kinh có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng kém của người mẹ. Rất nhiều bà mẹ dù ăn nhiều và tăng cân đều nhưng thai nhi phát triển chậm đến mức báo động. Đó là do chế độ dinh dưỡng không khỏe mạnh, khiến thai nhi không được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng, dù mẹ bầu có nguy cơ hoặc đang béo phì.

Thai nhi suy dinh dưỡng không chỉ kéo theo nhiều biến chứng thần kinh, dị tật, mà còn làm tăng nguy cơ chết non. Trong khi đó, thai nhi béo phì có thể phải đối mặt với nguy cơ chết non sau sinh.

2 cách xây dựng thai kỳ khỏe mạnh

Để tránh đối mặt với béo phì thai kỳ, chỉ cần nỗ lực và kiên trì theo những cách làm khoa học, bạn có thể an tâm phần nào về sức khỏe bản thân lẫn đứa con sắp ra đời.

1. Chế độ dinh dưỡng

Quy tắc cơ bản hàng đầu là phải ăn nhiều rau hoặc trái cây. Bà bầu cần bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm bơ sữa ít béo vào thực đơn hàng ngày, cũng như giảm lượng nước uống có ga và đồ chiên càng nhiều càng tốt.

Nên chia lượng thực phẩm mỗi ngày thành từng phần ăn nhỏ thay vì dồn vào hai bữa ăn lớn. Hãy chọn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng hơn là theo ý thích. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ không cần thêm chút calorie nào. Trong giai đoạn thứ hai và giai đoạn cuối thai kỳ chỉ cần nạp 300 calorie mỗi ngày – tương đương 1 hũ sữa chua hoặc 1 quả chuối.

2. Vận động mỗi ngày

Đây là bước quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể khỏi rủi ro. Với những người ít vận động và cảm thấy nặng nề trong di chuyển, cách tốt nhất là đi dạo mỗi ngày 20 – 30 phút. Theo nghiên cứu, một phụ nữ trung bình nên tăng từ 10 – 15kg khi mang thai, với người thừa cân là 6 – 10kg, và người béo phì là khoảng 6kg.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn