Kiêng cữ là cần thiết trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Nhưng, kiêng cữ thế nào cho hợp lý và khoa học, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, tâm lý thoải mái lại là vấn đề hầu hết các mẹ không nắm được rõ ràng và chính xác.






Dạo quanh một vài diễn đàn dành cho các mẹ, người viết bài này nhận thấy, dường như việc kiêng cữ khi mang thai và sau sinh được chia làm ba xu hướng rõ rêt:
- Một là kiêng đủ thứ, mọi khía cạnh trong sinh hoạt thường nhật như từ ăn, ở, đi, đứng, nằm, ngồi...
- Hai là không kiêng gì cả, y như các mẹ ở Tây hay Nhật Bản.
- Ba là nghi ngờ không biết kiêng cữ thế nào, vì có quá nhiều thông tin về kiêng cữ giữa hiện đại và truyền thống.
Muôn kiểu kiêng cữ
- Phùng Thanh Xuân (Cầu Giấy, Hà Nội): Mang thai, tôi kiêng rất nhiều thứ, như không ăn các loại quả (vải, nhãn, đào…), các loại cá, lươn… Sau sinh, tôi kiêng kỹ hơn. Đồ hải sản không dám đụng đến vì sợ bị tào tháo đuổi. Mãi đến tháng thứ 4, tôi mới bắt đầu dùng tôm, cua và cá, nhưng chỉ ăn chút ít.
- Lê Thị Phương (Tp.Thanh Hóa): Tôi kiêng tuyệt đối, không dùng bất kỳ loại thuốc nào, không ăn đào và rau ngót 3 tháng đầu vì sợ sảy thai. Sau sinh, kiêng quan hệ vợ chồng 1 tháng, kiêng tắm gội 1 tuần. Về ăn uống, mặc dù bác sĩ dặn nên ăn đa dạng, hạn chế kiêng khem, nhưng toàn được bà nội “đãi” món thịt lợn rang nghệ và canh rau ngót.
- Mai Lan (Q. Tân Bình, Tp. HCM): Theo tôi, chẳng cần phải kiêng cữ gì khi mang thai. Tôi thích gì là ăn đó, thậm chí còn phải ăn nhiều hơn. Chuyện ở cữ cũng thế, sau sinh 3 ngày là tôi đã tắm rửa và sinh hoạt lại bình thường.
- Ngọc Hoa (Kim Giang, Hà Nội): Về chuyện kiêng cữ, mình bị bắt kiêng rất nhiều, sợ nhất là việc kiêng đánh răng sau sinh. Mẹ mình chuẩn bị sẵn chai nước muối và bảo chỉ được súc miệng bằng nước muối, không được đánh răng sau sinh 3 tháng. Có bầu vào dịp Tết, mình không được ra khỏi nhà vì sợ mọi người gặp sẽ xui. Mẹ cũng cấm mọi người đến thăm, vì sợ em bé trong bụng thấy vui đòi… ra sớm.
- Thanh Hà (Hoàng Mai, Hà Nội): Mang thai và sau sinh, tôi tuyệt đối kiêng đu đủ, dù chín hay xanh. Chuyện vợ chồng cũng vậy, chúng tôi “nhịn” từ lúc biết tin có bầu đến khi sinh con. Sau sinh nửa năm, mới dám quan hệ trở lại.
- Hoài Thu (Nhân viên ngân hàng Maritimebank): Mình chẳng kiêng cữ gì, thậm chí còn không kiêng cho cả mẹ lẫn con, kể cả ăn uống. Mình ăn tất cả những gì có thể ăn được. Thế nhưng, “trộm vía” em bé luôn khỏe mạnh. Gần nhà, có chị lúc nào cũng bọc con kín mít. Bé 8 tháng to tròn như hạt mít, mà hở ra là ốm. Mình thấy người nước ngoài không kiêng, nhưng cả con lẫn mẹ chẳng thấy ốm đau.
Kiêng cữ thế nào mới đúng?
Theo BS. Nguyễn Đức Thuấn (Trưởng khoa sản II – BV Phụ sản TƯ), cả 3 xu hướng nêu trên đều không đúng. Sau sinh, bạn cần phải kiêng cữ một cách khoa học thì mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé. Vậy, kiêng cữ thế nào mới khoa học? Tôi cùng các bạn sẽ được giải đáp trong khóa học “360 độ về kiêng cữ cho bà bầu và em bé” dành cho các bà bầu, bà mẹ sau sinh. Đây là khóa học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về kiêng cữ trong thời gian mang thai và sau sinh, với mong muốn giúp chị em trở thành những bà mẹ hiện đại, tự tin trong việc chăm sóc bản thân và con cái. Chương trình tháng 8 được tài trợ bởi nhãn hàng Topfer của Công ty CP Sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam và nhãn hàng G.ooN của Công ty TNHH SX TM DV Lê Mây.
Lịch học tháng 8 cụ thể:
- Thời gian: Khóa 1 vào ngày 8/8; Khóa 2 vào ngày 22/8 (8h30 - 16h30)
- Địa điểm dự kiến: Khách sạn Lake Side, Tầng 6, 23 Ngọc khánh - Ba Đình - Hà Nội
- Học phí: 0 đồng
Thông tin đăng ký chi tiết tại đây hoặc liên hệ trực tiếp số hotline 0912.656.037 0966.258.579.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn