Sinh con là khoảnh khắc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc của phụ nữ. Trong vòng 24 giờ sau sinh, cơ thể của mẹ bầu sẽ trải qua rất nhiều biến đổi lạ lẫm.





1. Chảy máu
Dù mẹ lựa chọn sinh con bằng cách sinh thường hay sinh mổ thì chảy máu sau sinh là điều không thể tránh khỏi. Nếu ca đẻ thuận lợi, mẹ bầu sẽ chảy ít máu. Nhưng mẹ cũng không nên coi thường việc này, vận động mạnh ngay sau sinh có thể khiến máu chảy nhiều và bị nhiễm trùng.
Nhiễm khuẩn sau sinh mà ta thường gọi là nhiễm khuẩn hậu sản là tai biến hay gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa. Nếu không điều trị kịp thời, các trường hợp mẹ bầu nhiễm khuẩn sau sinh nặng có thể tử vong. Đối với nhiều phụ nữ sau sinh, chảy máu không chỉ xảy ra trong 24 giờ sau khi sinh mà còn tiếp diễn từ 3 – 10 ngày liền.
Chảy máu quá nhiều sau sinh kèm theo cơ thể xanh xao, ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu băng huyết. Đây là tai biến sản khoa hay gặp nhất và có nguy cơ trong 20-24 giờ sau sinh.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Thường xuyên theo dõi tình trạng chảy máu và đi đến cơ sở y tế kịp thời nếu máu lượng máu không giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm vùng kín sau sinh, mẹ nên tham khảo các bài thuốc dân gian làm sạch vùng kín: Bí quyết tắm lá giúp trắng da, sạch vùng kín sau sinh.

Mẹ bầu cần đề phòng băng huyết sau sinh
2. Đau vùng chậu
Đau vùng chậu là vấn đề không thể tránh khỏi của bà đẻ ngay trong 24 giờ đầu tiên sinh con xong, đặc biệt là trong các ca sinh thường. Bởi vùng xương chậu phải chịu dồn nén và áp lực lớn khi cổ tử cung co thắt để em bé ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, thai nhi lớn dần ở trong bụng mẹ sẽ đè nén khiến một số các cơ quan nội tạng cũng bị tổn thương theo.
Các tổn thương trong khoang bụng đó có thể được nhìn thấy qua bề mặt da bụng mẹ như bị bầm tím hoặc được cảm nhận qua những cơn đau nhói âm ỉ ở sâu bên trong khoang bụng.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Để hạn chế tình trạng đau xương chậu sau sinh, ngay từ lúc mang thai, mẹ cần thường xuyên đi bộ, vận động nhẹ nhàng và rặn đẻ đúng cách.
3. Đi vệ sinh khó
Việc đi tiểu thật sự trở thành thử thách đối với các mẹ bầu sau sinh, đặc biệt là những người sinh thường. Cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, nhất là các bộ phận trong khoang bụng như ruột, bàng quang, âm đạo. Một số bà mẹ sau khi sinh con xong còn bị sa trĩ do các cơ hậu môn bị giãn ra, nhão và sa ra ngoài hậu môn.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Để cải thiện các vấn đề khó khăn khi đi vệ sinh sau sinh, các bà mẹ thường được khuyên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống thật nhiều nước.



4. Ngực thay đổi
Sau sinh khoảng 2 tiếng đầu, ngực của mẹ đã tiết ra một lượng nhỏ sữa non (sữa màu vàng, sệt) để con bú ngay. Tuy nhiên, ngực của mẹ không căng ngay như mọi người nghĩ. Thông thường, phải qua 3 đến 4 ngày sau sinh, ngực mẹ mới tiết nhiều sữa.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều nên cố gắng cho con bú trong vòng một giờ sau sinh để tận dụng được nguồn sữa non quý giá, đồng thời có những cử chỉ âu yếm, gần gũi với con càng nhiều càng tốt. Ở bên con và cho con bú bất cứ khi nào bé muốn sẽ tạo nên phản xạ tích cực cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ. Một trong những bí quyết để kích thích sữa về mà mẹ có thể tự thực hiện tại nhà là chườm nóng kết hợp massage ngực, đồng thời chườm nóng cho vai và lưng trước khi cho con bú.
5. Thay đổi cảm xúc thất thường 24 giờ sau sinh
Mẹ bầu sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc phức tạp. Ngày đầu tiên khi em bé ra đời, ,mẹ sẽ cảm thấy vui mừng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngay sau đó mẹ có thể rơi xuống trạng thái buồn vô cớ. Sự thay đổi cảm xúc liên tục như thế này có thể kéo dài trong một vài ngày đều hoặc vài tuần sau khi sinh con.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Để hạn chế những thay đổi cảm xúc thất thường này, mẹ nên nghỉ ngơi để ổn định cảm xúc. Bên cạnh đó, đừng quên trò chuyện với người thân và gia đình để tránh cảm giác cô đơn, buồn tủi và đáng ngại hơn là trầm cảm sau sinh.



Sinh con là khoảnh khắc đáng nhớ của người phụ nữ.
6. Bụng chảy xệ
Không quá khó để mẹ hình dung ra thay đổi ở bụng của mình sau sinh. Mới đầu, mẹ sẽ chỉ cảm thấy rằng bụng mình bị xẹp đi đôi chút, da nhão hơn ngay khi sinh xong. Nhưng phải đến một vài tuần sau, các cơ bụng nhão sau 9 tháng bị căng da mới dần phục hồi và trở nên săn chắc hơn. Tuy vậy, việc có lại vòng eo đẹp như trước khi sinh con rất khó. Thay vào đó, mẹ sẽ phải làm quen với những vết rạn da, sạm da. Nếu mổ đẻ, mẹ còn có thể phải chịu nhiều đau đớn ở quanh vết mổ.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Hạn chế vận động mạnh để làm tổn thương vùng da mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tham khảo các Mẹo dân gian giúp mẹ lấy lại dáng sau sinh cực nhanh.
7. Thay đổi về cân nặng
Cân nặng là điều mẹ dễ dàng cảm thấy có sự thay đổi sau sinh. Cơ thể trở nên nhẹ nhõm hơn sau sinh giống như kiểu một quả bóng căng vừa xì bớt hơi. Nhưng khác với quả bóng, sau khi sinh em bé xong, cơ thể mẹ vẫn giữ nước nên cân nặng trong 24 giờ sau sinh của mẹ gần như không giảm đi nhiều.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Sau một thời gian cho con bú, cơ thể của mẹ sẽ giảm cân một cách tự nhiên. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo những biện pháp giảm cân sau sinh: Những siêu thực phẩm giúp giảm cân sau sinh.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn