Đau dây chằng là một trong rất nhiều hiện tượng mà các bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Nó thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và sẽ đau nhiều hơn vào 3 tháng cuối khi thai nhi ngày một lớn hơn. Hiện tượng này có nguyên nhân từ đâu, cách điều trị và phòng tránh như thế nào?





Tại sao xuất hiện đau dây chằng tròn?
Khi mang thai, các dây chằng trở nên căng và dày để hỗ trợ cho tử cung. Điều đó khiến thai phụ có cảm giác đau ở cả hai bên bụng, do dây chằng tròn trở nên mở rộng và kéo giãn ra. Các dây chằng tròn bao quanh tử cung và giữ thai “lơ lửng’ trong bụng của bạn. Khi tử cung phát triển, các dây chằng sẽ bị kéo dài ra. Việc bị kéo và kéo dài này sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh gần đó, gây ra đau đớn và khó chịu. Khi tử cung bình thường lệch sang bên phải, bạn có thể sẽ bị đau nhiều hơn. Nhìn chung khi nghỉ ngơi, bạn sẽ cảm thấy ít đau, trừ khi đột nhiên chuyển sang một bên. Tập thể dục có thể làm cho cơn đau nặng hơn, nên bạn cần phải giảm chế độ luyện tập trong thời gian tiếp theo.

Xác định đau dây chằng tròn

Đau dây chằng tròn là hiện tượng rất phổ biến ở các bà bầu và nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, việc chẩn đoán đúng là đau dây chằng tròn hay không rất quan trọng. Dưới đây là một vài vấn đề có thể liên quan và dẫn đến đau dây chằng tròn:

- Viêm ruột thừa:
Các cơn đau sẽ tập trung ở phía dưới bên phải của bụng, có thể kèm theo nôn mửa, sốt và sẽ tăng theo thời gian. Sau một giai đoạn của thai kỳ, cơn đau có thể được cảm nhận nhiều hơn ở vùng bụng trên.

- U nang hoặc đau buồng trứng:
Điều này sẽ cảm thấy bất ngờ, sắc nét và có thể được gây ra bởi một u nang buồng trứng xoắn hoặc vỡ.

- Vấn đề tiêu hóa:
Nếu đang bị táo bón hoặc có vấn đề về tiêu hóa, bạn có thể cũng thấy có những đau tương tự như đau dây chằng tròn.

Khi nào cần sự trợ giúp?

Bất kỳ biểu hiện đau trong bụng nào của bạn cũng phải được thông báo cho bác sĩ của mình sớm nhất. Trường hợp gặp phải bất kỳ những triệu chứng như đau hoặc tiểu khó, rất khó khăn khi đi bộ, sốt hoặc ớn lạnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Điều trị đau dây chằng tròn
Nếu được sự cho phép của bác sĩ, bạn có thể dùng Tylenol (Acetaminophen) để trợ giúp giảm đau. Áp nhiệt độ ấm lên trên bụng cũng có thể giúp đỡ đau, nên bạn hãy vào phòng tắm và tắm với nước ấm một chút.

Ngoài ra, nằm về phía bên trái cũng có thể giúp giảm đau. Bạn cũng nên tránh các cử động đột ngột. Một chiếc gối thiết kế riêng cho bà bầu khi ngủ hay đai đỡ bụng là những đồ dung rất hữu ích khi đau dây chằng. Trong trường hợp nặng, bạn có thể phải hạn chế sự chuyển động để ngăn chặn cơn đau. Bạn nên chọn làm những việc nhẹ nhàng, có tính chất giải trí và hạn chế ngồi lâu.

Với hầu hết phụ nữ, đau dây chằng tròn sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng như trong thời kỳ mang thai tiến triển và cơ thể điều chỉnh để dễ thích ứng với trọng lượng mới hơn. Và ít nhất, bạn sẽ phải chờ những cơn đau biến mất sau khi em bé được sinh ra.



Hồng Thúy
Tạp Chí Bầu số 55, 10/12/2013

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn