Mách mẹ bầu một số mẹo hay trị ợ nóng, để mẹ đỡ vất vả và có thai kỳ khỏe mạnh hơn nhé.





Ợ nóng khi mang thai là triệu chứng khá thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Ợ nóng tuy không nghiêm trọng nhưng cũng gây nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Mách mẹ bầu một số mẹo hay trị ợ nóng, để mẹ đỡ vất vả và có thai kỳ khỏe mạnh hơn nhé.
Ợ nóng xuất hiện do sự thay đổi hormone trong những tháng đầu thai kỳ, càng về sau triệu chứng này càng trầm trọng do em bé lớn dần lên.
Các hormone sản xuất trong thai kỳ này cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày, dẫn tới ợ nóng. Thêm nữa, khi tử cung của người mẹ rộng ra để phù hợp với kích thước tăng dần của em bé, tử cung sẽ chèn vào các cơ quan tiêu hóa và cơ hoành. Dạ dày cũng không có nhiều chỗ rộng rãi như xưa, dẫn đến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng.
Các triệu chứng liên quan đến ợ nóng
Cảm thấy buồn nôn
Thông thường, mẹ bầu chỉ bị buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ, từ tháng thứ 4 trở đi, cảm giác buồn nôn sẽ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, có một số trường hợp cảm thấy buồn nôn suốt 9 tháng 10 ngày dài đằng đẵng. Điều này có nhiều khả năng do mẹ bầu hay bị ợ nóng.
Mẹ có thể uống nước gừng, uống nước chanh, không để bụng bị đói để giảm tình trạng khó chịu này. Hít thở sâu, không ngồi lì một chỗ quá lâu, nếu quá mệt hãy tìm cách nghỉ ngơi ngay.
Cảm giác bị nghẹn ứ ở cổ họng



Lúc nào cũng có cảm giác bị nghẹn ứ ở cổ họng khiến nhiều mẹ bầu ăn uống không ngon.
Lúc nào cũng có cảm giác bị nghẹn ứ ở cổ họng khiến nhiều mẹ bầu ăn uống không ngon. Để thoải mái hơn, mẹ hãy ăn từng bữa nhỏ, mỗi khi khó chịu có thể nhấp vài ngụm nước, ăn chậm, nhai kỹ. Nếu tình trạng quá tồi tệ, có thể uống trà bạc hà để xua tan cảm giác ghê ghê ở cổ họng.
Cảm giác đau và nóng
Hơi đau và nóng ở vùng ngực và họng cũng là một trong những triệu chứng do ợ nóng gây ra. Mẹ có thể ra siêu thị mua ít dấm táo, hòa một ít vào nước uống khi đã ăn no để cải thiện phần nào tình trạng. Nước dừa cũng là chất trung hòa axit hiệu quả, làm giảm buồn nôn, tránh cho cơ thể bị mất nước.
Ngủ không ngon giấc, khó ngủ
Ợ nóng thường xuyên cũng khiến mẹ bầu mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc mặc dù cơ thể đang cần được nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái. Ngoài ra tránh nằm nghỉ sau 1 tiếng khi ăn, uống một cốc sữa hoặc sữa chua để làm dịu họng.
Cảm thấy lợm giọng
Triệu chứng này khiến bà bầu ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mẹ có thể áp dụng cách uống nước dừa hoặc một chút giấm táo để cải thiện vị giác của mình.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn