Thai phụ có thể lo lắng khi người xung quanh bình luận: ‘Sao bụng bầu nhỏ thế?’. Điều đó khiến mọi người liên tưởng đến một bào thai còi cọc, chậm phát triển.






Tuy nhiên, có 4 nguyên nhân khiến bụng bầu trông nhỏ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, như sau:
1. Tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột
Sự to ra của tử cung có thể đẩy ruột của mẹ lên trên hoặc xuống dưới, cũng có khi ruột bị che lấp bởi tử cung (khiến bụng bầu trông như quả bóng rổ). Nếu ruột bị đẩy xung quanh tử cung thì khiến bụng bầu tròn và đầy đặn hơn.

2. Mang thai lần đầu
Với người lần đầu mang thai, các cơ vùng bụng không bị nhão và chảy mà ngược lại, cơ bụng trở nên săn chắc hơn. Nó khiến bụng bầu được gọn gàng nên trông bụng bầu có vẻ nhỏ. Một số phụ nữ mang thai lần 2 vẫn sở hữu một bụng bầu nhỏ vì họ chăm chỉ luyện tập nên cơ bụng không bị “chảy sệ” sau lần mang thai đầu.

Chiều cao của mẹ cũng tác động đến độ to nhỏ của bụng bầu
3. Ngôi thai
Bào thai chuyển động và thay đổi tư thế khá thường xuyên trong bụng mẹ, đặc biệt là tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Vị trí của bé có thể khiến bụng bầu nhìn như hơi nhỏ (hoặc hơi to) hơn bình thường. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.
4. Chiều cao của mẹ

Thai phụ cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.

Theo Birth

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn