Có nhiều cách khác nhau ngăn chặn vi khuẩn có hại để giữ gìn sức khỏe. Trong đó, sử dụng những “siêu thực phẩm” dưới đây có thể giúp bạn chống lại các loại vi khuẩn có hại và các bệnh cảm cúm thông thường.






1. Nấm: Là một dưỡng chất tốt nhất đối với hệ miễn dịch. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, nấm làm tăng sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch cầu, rất có ích khi bạn bị nhiễm trùng.
- Liều dùng tối ưu: Nấm Hương (nấm đông cô), nấm Maitake (nấm Khiêu vũ, vua Nấm) và nấm Linh chi là những loại nấm tốt nhất cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, để có lợi ích miễn dịch tối đa, bạn nên uống từ 7 - 28gr chia thành vài lần trong ngày. Có thể thêm vào 1 thìa sốt mì ống, vài quả trứng áp chảo cùng với nấm và chút dầu để dễ ăn.

2. Khoai lang: Làn da cũng là một phần của hệ miễn dịch. Cơ quan này rất quan trọng, có vai trò như một pháo đài trực tuyến đầu tiên chống lại vi khuẩn, virus và các thành tố không mong đợi khác. Để làm tốt vai trò này, yếu tố đầu tiên cần thiết cho làn da là vitamin A sản sinh các mô liên kết - một thành phần quan trọng của da. Khoai lang và các loại thực phẩm có chứa beta-carotene sẽ bổ sung nguồn vitamin A dồi dào cho cơ thể.
- Liều dùng tối ưu: 40% lượng vitamin A cần hàng ngày là từ beta-carotene. Chất này thực sự rất tốt và bạn nên dùng các thực phẩm có chứa beta-carotene cho món tráng miệng. Nếu không có khoai lang, hãy nghĩ đến các rau củ màu cam giàu beta-carotene như là cà rốt, bí, bí ngô đóng hộp và các loại dưa đỏ, vàng.
3. Thịt bò: Thiếu kẽm là một trong những sự thiếu hụt về dưỡng chất nhất ở người trong độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là những người ăn chay. Lượng thịt bò bị cắt hẳn trong chế độ ăn gây ra sự thiếu hụt kẽm nghiêm trọng. Thậm chí, sự thiếu kẽm rất nhẹ cũng làm tăng độ nhiễm trùng. Kẽm trong chế độ ăn rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào bạch cầu - có vai trò nhận dạng và tiêu diệt các vi khuẩn xấu xâm nhập, các virus và các yếu tố tiêu cực khác.
- Liều dùng tối ưu: Khoảng gần một lạng thịt bò có thể cung cấp 30% lượng kẽm cần thiết cho một ngày. Tuy nhiên, nếu không thích ăn thịt bò, bạn có thể sử dụng những sản phẩm thay thế khác để bổ sung kẽm như hàu, ngũ cốc, thịt lợn, thịt gia cầm, sữa chua.
4. Trà: Những người uống khoảng 5 tách trà đen trong vòng hai tuần có lượng interferon (chất chống virus) trong máu nhiều hơn gấp 10 lần so với những người chỉ uống đồ uống nóng khác. Các acid amin trong trà xanh và trà đen có vai trò thúc đẩy sự miễn dịch.
- Liều dùng tối ưu: Vài tách trà mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Cần pha chín hợp lý, hoặc nhấc lên nhấc xuống nhiều lần khi pha (trà túi) để có được lượng chất chống oxy hóa tối ưu.
5. Súp gà: Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các sản phẩm dùng gà, đặc biệt là súp gà, có thể ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào viêm. Triệu chứng cảm lạnh chính là phản ứng đối với sự tích tụ những tế bào xấu trong phế quản. Các acid amin được giải phóng từ thịt gà trong quá trình nấu lại có những thành phần giống như thuốc trị viêm phế quản. Đó chính là lý do tại sao khi ăn súp gà, người bệnh cảm hay viêm phế quản lại cảm thấy dễ chịu hơn và đỡ bệnh. Vị mằn mặn của nước luộc gà khi dùng nấu súp cũng làm giữ lại một màng nhầy mỏng trong họng người dùng giống như các loại thuốc điều trị ho khác.
- Liều dùng tối ưu: Dùng một bát súp khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
6. Hải sản có vỏ: Các loại hải sản có vỏ như hàu, tôm hùm, cua, nghêu có nhiều chất selenium, giúp các tế bào bạch cầu sản xuất cytokine - các protein giải phóng virus cúm ra khỏi cơ thể. Cá hồi, cá thu, cá trích rất giàu omega 3 - chất béo làm giảm viêm, tăng luồng khí và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Liều dùng tối ưu: Mỗi tuần, nên hoảng 2 bữa hải sản là phù hợp (trừ phi bạn đang mang bầu hoặc có dự định mang bầu).
7. Tỏi: Chứa thành phần allicin có thể chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu Anh đã thử nghiệm với hai nhóm, một nhóm dùng giả dược và một nhóm dùng chiết xuất tỏi trong vòng 12 tuần. Kết quả, nhóm dùng tỏi ít có nguy cơ bị cảm lạnh hơn nhóm còn lại. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người thích dùng tỏi trong đồ ăn và ăn ít nhất 6 tép tỏi/tuần có tỉ lệ ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày ít hơn so với những người ít dùng hoặc không dùng tỏi.
- Liều dùng tối ưu: Hai củ tỏi một ngày và thêm bột tỏi vào các món ăn trong tuần.
8. Yến mạch và lúa mạch: Có chứa beta-glucan, một loại chất xơ có khả năng kháng khuẩn và là chất chống oxy hóa rất mạnh. Ăn những loại hạt này sẽ tăng khả năng miễn dịch, tăng tốc độ chữa lành vết thương, giúp các chất kháng sinh hoạt động tốt hơn và ít có nguy cơ nhiễm cúm.
- Liều dùng tối ưu: Mỗi ngày, nên ăn ít nhất một bữa có hạt yến mạch nguyên hạt.
9. Sữa chua: Chứa probiotics - những vi sinh vật sống và là những vi khuẩn tốt giúp cho đường ruột và hệ tiêu hóa không bị nhiễm khuẩn gây bệnh, rất hiệu quả trong việc thúc đẩy khả năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy, những người uống sản phẩm có bổ sung lactobacillus reuteri – một probiotic kích thích tế bào bạch cầu, đều rất tốt cho sức khỏe.
- Liều dùng tối ưu: 2 hộp sữa chua/ngày.



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn