Khi mang thai, sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... là những bệnh rất dễ xảy ra, bệnh phổ biến ở bà bầu đến mức người ta quan niệm "mỗi lần có thai người phụ nữ lại mất một chiếc răng". Trên thực tế ghi nhận: "98,7 % sản phụ bị viêm lợi , 30,3% sản phụ bị viêm nha chu ". Bị bệnh răng lợi khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?





"Ở người phụ nữ có thai, do nội tiết tố progesterone làm giảm sức đề kháng miễn nhiễm, những bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu tiến triển rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời, lớp mô nâng đỡ, các dây chằng giữ răng sẽ bị phá hủy làm tiêu xương ổ răng, răng bị lung lay và cuối cùng sẽ mất răng dù răng còn nguyên vẹn"- GS.TS.BS Trần Thị Lợi –– Khoa Y Đại học Quốc Gia TPHCM chia sẻ về nguyên nhân vì sao khi mang bầu lại dễ bị bệnh răng lợi.

Ốm nghén là hiện tượng phổ biến và là một trong những nguyên nhân dễ bị bệnh răng lợi
Ngoài vấn đề "mất một chiếc răng” nếu bị bệnh răng lợi khi mang thai, thì mối nguy hiểm gây ra cho thai nhi thật sự đáng quan tâm.
Nguy cơ sinh non & sinh nhẹ cân
Khi người mẹ bị bệnh viêm lợi, phát triển thành bệnh viêm nha chu, biến chứng đáng sợ nhất chính là sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Một nghiên cứu tiến hành tại Khoa Hậu sản thường BV Từ Dũ- TPHCM (2014) cho thấy sản phụ bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non- sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu.
Không chỉ viêm nha chu, khi mang thai phụ nữ bị sâu răng cũng có nguy cơ đẻ non: các nhà khoa học khẳng đinh nguy cơ này cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt.

Khi thai phụ bị nhiễm khuẩn ở răng nướu sẽ vào máu và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Lây truyền vi khuẩn sâu răng sang con
Một trong những con đường lây truyền bệnh sâu răng chính là từ mẹ sang con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn sâu răng (S.mutans) có thể truyền từ Mẹ sang con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và là l‎ý do khiến cho bé dễ bị sâu răng hơn sau này. Trong một nghiên cứu tại Nhật bản người ta đo nồng độ vi khuẩn gây sâu răng ở nước bọt của mẹ trong giai đoạn mang thai sau đó đánh giá tình trạng sâu răng của con ở độ tuổi 2,5 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng ở những trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị sâu răng khi mang thai hoặc cho con bú cao hơn hẳn. Đồng thời khi lên 4,5 tuổi, số lượng răng sâu trung bình ở nhóm trẻ này tiếp tục tăng cao hơn so với nhóm trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị sâu răng.

Tỷ lệ sâu răng ở những trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị sâu răng khi mang thai hoặc cho con bú cao hơn hẳn khi ở độ tuổi 2,5
Phụ nữ có thai cần làm gì (trước và trong) khi bị bênh răng lợi?
Khi mang thai, theo lời khuyên bác sĩ tốt nhất phụ nữ nên bảo vệ răng lợi trước khi bệnh răng lợi "gõ cửa" bằng việc: Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, ít nhất 1 lần mỗi ngày. Nên đi khám răng làm sạch răng (cao vôi răng) nếu cần thiết, thời điểm thích hợp là trong khoảng 3 tháng giữa thai kì. An uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi ( 1200 mg/ngày). Đặc biệt, mỗi tối nên kết hợp sử dụng viên ngậm chăm sóc răng lợi của Nhật Bản IgYGate DC-PG, được đánh giá là an toàn và tiện dụng cho bà bầu (chỉ trừ trường hợp mẫn cảm với thành phần trứng gà). Viên ngậm có chứa kháng thể IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà (đặt tên là Ovalgen) không chỉ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà còn phòng chống được bệnh viêm lợi (nướu) do viên ngậm chứa cả 2 thành phần Ovalgen DC đặc hiệu lên vi khuẩn sâu răng (S.mutans) và Ovalgen PG đặc hiệu lên vi khuẩn viêm lợi (P. gingivalis).
Khi đã bị sâu răng và viêm lợi, vì trong quá trình mang thai, phụ nữ không được sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh, càng không được can thiệp cơ học của bác sĩ nha khoa. Vậy phải làm thế nào?. Ngoài việc duy trì các biện pháp vệ sinh răng lợi hằng ngày kể trên, để góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn, nên sử dụng viên ngậm IGYGATE DC-PG với liều dùng 4 viên/ngày (sau khi ăn, sau khi chải răng hoặc súc miệng).

"Hồi mình mang bầu 4 tháng, cứ mỗi lần đánh răng là mình bị chảy máu răng, rồi lợi của mình bị sưng nữa... Chồng mình đã đặt mua viên ngậm IgYGate DC-PG. Ngậm 1 viên x 4 lần/ngày, 2 ngày mình đã thấy hiệu quả! Tình trạng lợi chảy máu đã giảm và lợi không sưng nữa! 3 ngày thì hết hẳn, người mình nhẹ nhàng và cả gia đình cũng vui lây! Với ba mẹ mình rất kỹ tính, khi đau bệnh thì không cho con dùng thuốc tây nhiều, ba mẹ chỉ dùng các phương pháp dân gian thôi và lần này ba mẹ đã thực sự bị thuyết phục với viên ngậm IgYGate DC-PG khi chồng mình đọc thành phần tự nhiên là kháng thể IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng gà"- Chị Đinh Thị Hòa (Bình Định) chia sẻ.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn