Không ít bà bầu bị chảy máu âm đạo trong quá trình thai nghén. Vì sao lại có hiện tượng này, nó có hại không và phải cần làm gì khi bị như thế?





Chảy máu âm đạo khi mang thai
Chảy máu âm đạo trong trong ba tháng đầu thai kỳ không phải lúc nào cũng là bất thường. Nó có thể là hậu quả của quá trình quan hệ tình dục (mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên nên có thể “chuyện ấy” sẽ gây ra tình trạng ra máu nhẹ trong vài tiếng hoặc vài ngày, máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu); hoặc do trong quá trình trứng sau khi thụ tinh chìm vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ cũng sẽ làm bạn bị ra chút xíu máu (do thành tử cung lúc này chứa rất nhiều máu để nuôi dưỡng thai nhi, việc trứng bám vào và làm tổ tại đây cũng có thể gây xuất huyết). Việc chảy máu cũng có thể do cơ thể bạn thay đổi nội tiết trong thai kỳ, cơ thể đang điều chỉnh các hormon cho phù hợp với việc mang một “sinh thể lạ” trong người.
Chảy máu âm đạo trong thời gian mang thai có khi kéo dài đến 2 ngày, làm cho bạn bất an lo lắng không yên. Bởi vì bạn cũng không thể tránh khỏi những trường hợp chảy máu âm đạo gây nguy hiểm như thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
Có sự khác nhau nào giữa chảy máu âm đạo bình thường và bất thường không? Có chứ, đó là khi ra máu bất thường thì lượng máu sẽ ra nhiều hơn, ngoài ra, cùng với sự ra máu, bạn còn cảm thấy rõ ràng các cơn đau vùng bụng dưới.
Chảy máu từ âm đạo trong quý đầu tiên có thể do các nguyên nhân nào?
Theo các chuyên gia, hiện tượng chảy máu nhẹ trong thai kỳ là bình thường và hầu hết trường hợp cả mẹ và bé đều sẽ khỏe mạnh. Bởi vì hiện tượng chảy máu âm đạo thai kỳ trong 3 tháng đầu có thể do hormone trong cơ thể mẹ đang không ổn định, nên một số thai phụ tiếp tục ra máu ở khoảng tuần 4-8-12 và 16 của thai kỳ. Hoặc cũng có thể do mẹ bị nhiễm trùng cổ tử cung hoặc các triệu chứng khác không liên quan đến việc mang thai, như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn âm đạo và bệnh trĩ

Tuy nhiên nếu chảy máu liên tục, ngày càng tăng và kèm theo đau, phải đến gặp bác sĩ ngay. Do bạn có nguy cơ sảy thai - thai lưu. Tùy vào lượng máu, màu sắc, sự đau bụng (do cơn co, cơn gò tử cung) mà bạn có thể xác định tình trạng thai: thai nhi không khỏe, dọa sảy, đang sảy thai, thai chết lưu, thai ngoài tử cung. Tốt nhất, khi có hiện tượng chảy máu âm đạo thai kỳ làm ướt băng vệ sinh kèm đau bụng dưới hoặc đau một bên vùng chậu hoặc đau bụng kèm chuột rút, cảm thấy chóng mặt, muốn xỉu, buồn nôn hoặc nôn hoặc kèm theo sốt và đau bụng dưới… thì bạn nên đi khám ngay đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Chảy máu từ âm đạo trong quý 2 và quý 3 có thể do các nguyên nhân nào?
Do bạn bị bong nhau thai. Khi đó một phần hay toàn bộ nhau thai đã bị bong ra khỏi thành tử cung. Nếu không điều trị kịp thời, khả năng mất con sẽ rất cao.
Do cổ tử cung nhạy cảm. Thực tế thì cổ tử cung rất nhạy cảm trong quá trình mang thai, nên chỉ một chút kích ứng nhỏ tới vị trí này như thăm khám phụ khoa định kỳ trước sinh hay thậm chí là quan hệ vợ chồng cũng có thể gây chảy máu nhẹ.
Do hội chứng nhau tiền đạo. Là hiện tượng xảy ra khi bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Thông thường những thai phụ bị nhau tiền đạo đều được chỉ định nằm im tại chỗ để tránh ra máu quá nhiều. Khi tới thời điểm phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để bảo toàn cho cả mẹ và con.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn