1. Tập thể dục khi mang thai không hề nguy hiểm. Trên thực tế, hầu hết bà bầu nhận thức được điều đó. Lợi ích của việc tập thể dục trong những ngày cuối cùng trước sinh có tác dụng giảm đau lưng, đầy hơi, giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn, tâm trạng tốt hơn, cơ bắp săn chắc hơn






2. Duy trì tập thể dục như thế nào? Có thể bạn nghĩ thật kinh khủng khi phải chạy bộ hoặc nhảy. Bất kỳ bài tập nào một người phụ nữ đã theo trước khi mang thai, đều có thể tiếp tục trong khi mang thai, tuy nhiên, với cường độ nhẹ.

3. Không nên tập yoga trong những phòng tập có nhiệt độ cao. Hoặc chạy dưới nhiệt độ cao, vì các bác sĩ cho rằng thân nhiệt cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương bào thai. Thoát mồ hôi giúp cơ thể bài tiết tốt hơn. Tuy nhiên bạn có thể tập những bài tập Pilate để làm nóng cơ thể trong một không gian thoáng đãng.

4. Bắt đầu bài tập dù trước khi mang thai không có thói quen đó. Không có gì là quá muộn để bắt đầu. Quy tắc là duy trì thói quen tập thể dục kể cả khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu chưa từng có thói quen, bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia. Bạn có thể bắt đầu với bài tập như đi bộ và bơi lội.

5. Đa phần câu hỏi các bà bầu đặt ra là: Liệu em bé có bị xô đẩy xung quanh vùng bụng trong lúc tập luyện không? Tuy nhiên, thai nhi nằm gọn trong bọc ối, được bao bọc với nhau thai, tử cung. Vì vậy, các bà bầu không sợ thai nhi bị ảnh hưởng nhé.

6. Nếu thường xuyên tập thể dục trong thời gian mang thai, em bé có bị thiếu cân không? Kể cả khi bạn không hề tăng cân, con bạn vẫn hoàn toàn phát triển khỏe mạnh nếu duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, bảo đảm các bài tập phù hợp với sức khỏe.

7. Duy trì tập tạ có hại cho mẹ và bé không? Nếu bạn có thói quen tập tạ, bạn có thể nâng tạ trong thời gian mang bầu nếu bạn thấy thoải mái. Kể cả, khi một khi em bé sinh ra, bạn cũng có thể nâng tạ mỗi ngày, với trọng lượng thấp nhất miễn sao cảm thấy thoải mái nhất.

8. Duy trì thể dục dụng cụ có ảnh hưởng đến bé không? Những bài tập buộc phải dựa lưng, vận động cơ vai nhiều đều không được khuyên theo sau 3 tháng đầu mang thai vì chúng có thể gây áp lực lên thai nhi. Nhưng bài tập với ván cũng có thể giúp duy trì xương cốt khỏe mạnh.

9. Nhịp tim lên tới 140 nhịp mỗi phút có nguy hiểm không? Nếu nhịp tim của bạn quá nhanh, lưu lượng máu đến tử cung của bạn có thể không hoạt động bình thường. Vì vậy, nhịp tim 140 nhịp/phút được cho là đạt chuẩn. Nhưng vì nhịp tim tối đa của mỗi người không giống nhau tùy theo lứa tuổi và tùy theo cường độ tập thể dục nên giới y tế loại bỏ nhịp tim đạt chuẩn đó. Nhìn chung nhịp tim tối đa có thể được tính là 200 trừ đi tuổi của bạn

10. Vận động trong khi mang thai là hoạt động giúp bạn tỉnh táo. Điều này hạn chế tăng cân. Bởi vì tăng cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật (do cao huyết áp trong thời kì mang thai). Hiệu quả tâm lý và tinh thần của việc tập thể dục là rất cao. Đó là cách bạn có thể duy trì sự kiểm soát cơ thể đang thay đổi với tốc độ rất nhanh.

11. Tuy nhiên, hoàn toàn không được chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá trượt tuyết, cưỡi ngựa, nhảy dù. Vận động như một vận động viên sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

12. Tuy nhiên, duy trì bài tập trong lần mang bầu tiếp theo có thể không tốt như lần mang bầu thứ nhất. Sau lần sinh thứ nhất, khung chậu của bạn không còn giữ nguyên như ban đầu. Vì vậy, nhiều phụ nữ gặp khó khăn khi giữ nguyên cường độ tập luyện như lần đầu mang bầu. Điều quan trọng là: Lắng nghe cơ thể bạn và làm những gì cơ thể mách bảo.

Khánh Hiền (Cosmopolitan)

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn