Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung.





Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên bác sĩ khoa sản, bệnh viên Từ Dũ cho biết, theo y học hiện đại, thông thường, sinh lý của người mẹ sẽ phục hồi lại sau 6 tuần lễ (42 ngày) kể từ khi sinh con xong. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt, người phụ nữ sẽ mắc một số chứng bệnh. Đầu tiên phải kể đến là băng huyết sau khi sinh. Đây là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh).



Triệu chứng hậu sản:
Theo quan niệm y học cổ truyền, phụ nữ sinh xong thuộc thể hàn và đa phần bị tổn thương mạch xung, mạch nhâm, tổn thương khí huyết, tân dịch, lỗ chân lông giãn ra, người rất yếu và mệt mỏi. Khi nhiễm phải hàn tà, lao động quá sức, sinh hoạt, ăn uống không đúng cách..., tình trạng này càng nặng thêm, dẫn đến hàn tà nhập biểu, nhập lý, khí hư, huyết ứ, huyết nhiệt…, gọi chung là sản hậu. Các chứng bệnh này thường mắc trong thời gian ở cữ của sản phụ, khoảng 90-100 ngày sau sinh.
Huyết hư:
Sau khi sinh, bụng đau quặn mềm, đầu choáng, ù tai, đau thắt vùng lưng, kiêm hàn thì sắc mặt thường xanh mét người lạnh, cả chân tay cũng lạnh, gặp nóng thì đỡ, lưỡi trắng nhợt, rêu mỏng, mạch hư tế mà trì, chưa nên bổ huyết, dùng bài đương quy sinh khương dương nhục thang gồm đương quy, sinh khương, thịt dê. Ba vị trên dùng nước sắc, uống ấm 3 lần/ngày.
Huyết ứ:
Sau khi sinh, bụng đau dữ dội, đau gò có cục cứng rắn, ấn vào càng đau hơn, huyết hôi ra rất ít hoặc hết sớm, sắc mặt tím bầm, ngực bụng trướng đầy, đại tiện táo bón tiểu bình thường, chất lưỡi hơi tím mạch trầm sắc

Chữa phải hành huyết trục ứ dùng bài thất tiêu tán. Nếu có khí trệ nên hành khí, dùng chỉ thực thược dược tán gồm chỉ thực (sao hắc), bạch thược, hai vị bằng nhau tán bột, liều uống một muỗng, ngày uống 3 lần.
Khí huyết không thông:
Sắc mặt xanh mét, bụng dưới lạnh đau, không ưa xoa nắn, gặp nóng thì hơi nhẹ, chân tay mát lạnh, chất lưỡi xám nhợt, rêu trắng trơn, mạch trầm khẩn. Chữa phải thông huyết tán hàn tiêu tích trệ, dùng bài hương quế tán gồm đương quy, quế tâm, xuyên khung, mộc hương, tán bột, thắng bột có đường cát luyện hồ làm hoàn, dùng lá sen sao rồi sắc lấy nước uống với thuốc hoàn.
Nhiễm khuẩn hậu sản:
Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh (sót nhau, đỡ đẻ không vô khuẩn, vệ sinh âm đạo sau sinh kém...).
Sốt hậu sản:
Có rất nhiều hình thái dẫn đến sốt hậu sản như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung; viêm phần phụ và dây chằng rộng; viêm phúc mạc, tiểu khung; viêm phúc mạc toàn bộ; nhiễm khuẩn huyết; viêm tĩnh mạch, viêm tắc tuyến vú… Biến chứng này có thể gặp ở cả sản phụ sinh thường và sinh mổ nhưng phổ biến hơn ở sản phụ sinh mổ.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn