Điều may mắn duy nhất để bầu yên tâm, là tuy trĩ gây đau đớn và bất tiện cho bầu nhưng hầu như trĩ không gây nên bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến thai nhi.











Nên…


Vì sao?




Vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sau mỗi lần đi vệ sinh hàng ngày. Thay vì dùng giấy để lau chùi, bạn nên dùng nước từ vòi xịt hoặc vòi sen, vệ sinh nhẹ nhàng, cẩn thận.


Việc này sẽ tránh cho các vết bẩn còn sót lại, dễ gây nhiễm trùng hơn khi bị trĩ (nhất là lúc đã đi ngoài ra máu, có vết tổn thương). Nước cũng ít gây nên cảm giác xót khi gặp phải sự chà xát với các loại giấy thô ráp.




Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khi tắm mỗi ngày một lần, khoảng 20 phút.


Cách làm này giúp kích thích máu huyết lưu thông, khiến tình trạng tụ máu, dồn máu ở búi trĩ giảm đi đáng kể.




Tránh ngồi quá lâu. Thay vào độ nên nằm, đi đứng, vận động nhẹ nhàng.


Ngồi lâu lúc làm việc, lúc xem tivi… sẽ làm tăng áp lực với tĩnh mạch trực tràng, hậu môn.




Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.


Thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn tránh tình trạng táo bón, đi ngoài dễ dàng hơn, tránh được nguy cơ bị trĩ. Hãy cố gắng thay mọi món ăn vặt, ăn khi buồn miệng của bạn bằng đủ mọi loại trái cây, rau, khoai lang, bắp, đậu xanh…




Chịu khó uống nhiều nước lọc.


Cũng như chất xơ, nước lọc giúp bạn dễ dàng đi ngoài hơn. Đừng đợi lúc khát mới uống, vì khát nghĩa là cơ thể đã báo động thiếu nước rồi. Bạn nên uống cách 15 phút một lần, vài ngụm cũng được.




Đi khám bác sĩ sớm khi có vấn đề về trĩ.


Đừng tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, từ thuốc nam đến thuốc bắc vì một số loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Bị trĩ, thai phụ không nên mắc cỡ vì đây là vấn đề rất thường gặp, nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.








Nguồn SKĐS




Theo bau.vn