Sẩy thai là rủi ro trong thai kỳ mà bất cứ bố mẹ nào cũng đều không mong muốn. Trải qua nỗi đau mất con dường như càng khiến bạn cố gắng thụ thai để được tiếp tục niềm hy vọng của mình.






Để giúp bạn tránh lặp lại điều đáng buồn trước đó, bài viết này sẽ lưu ý bạn về khoảng thời gian mang thai hợp lý sau sẩy thai cũng như cách để bạn vượt qua thai kỳ thành công sau lần sẩy thai.

Sau sẩy thai bao lâu có thể mang thai lần kế tiếp?




Bạn cần chờ đợi từ 3-6 tháng để cơ thể phục hồi đủ, sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp. ​
Không có một quy chuẩn cụ thể nào về khoảng thời gian mang thai sau lần sẩy thai là bao lâu. Song, với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sản khoa đều tin rằng khoảng cách từ 3-6 tháng sẽ hợp lý để người phụ nữ cơ thể phục hồi đủ và sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp. Với dân gian, khoảng thời gian này sẽ còn lâu hơn ví như câu nói “một lần sẩy bằng bẩy lần sinh”. Đây là những căn cứ khoa học và kinh nghiệm đúc rút lâu năm để bạn có thể tham khảo và đưa ra quyết định cho mình.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần nhất mực tuân theo các chỉ dẫn thời gian này một các máy móc. Có thể bản năng người mẹ luôn thôi thúc bạn có thai lại càng sớm càng tốt. Nhưng tâm lý chưa ổn định sau sẩy thai vừa khiến bạn cảm thấy sợ hãi vừa đẩy bạn vào những cơn lo lắng triền miên nên chắc chắn sẽ khó có thể đem lại điều tốt đẹp hơn.

Những điều cần làm khi muốn mang thai sau lần sẩy thai




Không nên đổ lỗi cho nhau khi sẩy thai.​
Không chỉ mẹ mà cả bố đều cảm thấy rất khó khăn khi phải vượt qua mất mát này. Tuy nhiên, nếu vì thế mà đổ lỗi cho nhau thật không nên! Vì thế, khi đã xác định sẽ cố gắng thụ thai lần nữa, bố mẹ đều cần trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhau. Nếu cả hai cùng lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp phía trước, khả năng thụ thai của bạn cũng sẽ cao hơn và chất lượng phôi thai vì thế cũng sẽ tốt hơn.

Không chỉ có tinh thần mà cơ thể của bạn cũng đang phải chịu thương tổn. Bạn đã mất quá nhiều máu trong lần sẩy thai. Do đó, bạn cần bồi bổ thật nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể chóng lấy lại sức khỏe và sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp. Bạn có thể dựa trên chỉ số BMI 22 -24 để biết mình đã đủ điều kiện thụ thai hay chưa.

Vì khả năng sẩy thai liên tiếp vẫn có thể xảy ra với người đã từng có tiền sử sẩy thai nên bạn cũng cần lưu ý giữ gìn: tránh đi lại quá nhiều và vận động quá mạnh, tránh làm việc quá sức và dùng thức ăn không có lợi cho thai nhi trong những tháng đầu.





Nên hạn chế dùng những thức uống như cà phê, trà đen…​
Việc hấp thụ quá nhiều lượng caffeine (>300mg/ ngày) cũng có một trong những nguyên nhân khiến bạn sẩy thai. Vì thế bạn nên hạn chế dùng những thức uống như cà phê, trà đen…

Hiện tượng máu đông có liên quan nhiều đến sẩy thai. Để hạn chế bớt điều này bạn chỉ việc bổ sung nhiều thực phẩm có axit béo omega-3 nhằm giúp lưu thông khí huyết và ngừa chứng đông máu.

Dấu hiệu nhận biết sẩy thai

Dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn biết mình sẩy thai là cảm giác như chuột rút ở bụng gây đau đớn dữ dội và có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Một số khác lại bị đau ở lưng, trong máu có những mảng đông kèm theo chất nhầy màu xám hoặc nâu.

Với những dấu hiệu này lặp lại, bạn cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn