Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ người phụ nữ mắc bệnh động kinh không nên mang thai vì nó có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm và khiến những đứa trẻ sinh ra không được bình thường. Hãy cùng tìm hiểu xem điều này có đúng như quan niệm của nhiều người không nhé!






Những nguy cơ gặp phải trong thai kỳ đối với người phụ nữ mắc chứng động kinh


Phụ nữ mắc chứng động kinh vẫn có thể mang thai và trong thai kỳ họ không nhất thiết phải ngưng điều trị thuốc đã dùng trước đó.​
Trên thực tế, phụ nữ mắc chứng động kinh vẫn có thể mang thai và trong thai kỳ họ không nhất thiết phải ngưng điều trị thuốc đã dùng trước đó vì những cơn co giật có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách này có thể giải quyết tạm thời vấn đề bệnh lý của người mẹ nhưng vẫn là nguy cơ rất lớn đối với sự phát triển bình thường của thai nhi. Bởi khi mang thai, tần suất xuất hiện các cơn co giật ở người mẹ mắc chứng động kinh sẽ có xu hướng tăng lên. Khi phải dùng quá nhiều thuốc để điều trị, ít nhiều lượng thuốc này sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt đối với thai nhi. Cụ thể, nó có thể gây ra những dị tật bẩm sinh.

Giải pháp cho phụ nữ động kinh mang thai

Trước và trong khi mang thai
Bạn biết rõ nguy cơ của mình trong thai kỳ. Do đó, để đi đến quyết định mang thai, bạn cần tìm đến các bác sĩ, những người có đủ chuyên môn để có thể đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất.

Họ sẽ giúp bạn kiểm tra các cơn co giật động kinh dạng tiềm ẩn. Song song đó, họ cũng giúp bạn xác định các nguy cơ của thuốc điều trị động kinh đối với thai nhi.

Dù không thể không dùng thuốc điều trị khi mang thai để tránh những cơn động kinh làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cũng chính thai nhi và các yếu tố liên quan lại có thể làm tăng tần suất xuất hiện các cơn động kinh nhiều hơn. Việc dùng quá nhiều thuốc đặc trị chứng động kinh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.




Trong điều kiện buộc phải dùng thuốc chống động kinh trong thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thay những loại thuốc khác phù hợp hơn.​
Vì thế, trong điều kiện buộc phải dùng thuốc chống động kinh trong thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thay những loại thuốc khác phù hợp hơn hoặc chuyển sang dùng một phương pháp điều trị khác như điều trị bệnh với một loại thuốc (đơn trị liệu), thay đổi liều lượng thuốc để giảm hết mức có thể nguy cơ dị tật đối với thai nhi.

Bạn có thể phải làm thêm xét nghiệm máu nhằm xác định nồng độ thuốc điều trị vẫn ở mức an toàn đối với thai nhi trước khi tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị mới.

Việc chỉ định bổ sung axit folic trước thai kỳ trong trường hợp của bạn cũng sẽ được bác sỉ chỉ định cụ thể về liều lượng.

Trường hợp bạn đã thôi không co giật trong nhiều năm, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn ngưng dùng thuốc trước khi có thai tối thiểu 6 tháng. Khoảng thời gian này đủ đảm bảo tồn dư thuốc trong cơ thể đã được đào thải hết. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được theo dõi liên tục để xem các cơn co giật có xuất hiện lại trong thời gian ngưng thuốc hay không.

Sau khi sinh




Sau khi bạn đã trải qua thai kỳ thành công, em bé của cần phải được bổ sung thêm vitamin K trong một khoảng thời gian ngắn. ​
Sau khi bạn đã trải qua thai kỳ thành công, em bé của cần phải được bổ sung thêm vitamin K trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi lẽ một số bé sơ sinh có mẹ điều trị thuốc chống động kinh trong thai kỳ sẽ chịu ảnh hưởng của thuốc khiến các thành phần trong máu bị rối loạn tạm thời và dẫ đến chứng máu khó đông.

Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ
Trong giai đoạn cho con bú, sử dụng thuốc chống động kinh được xem là khá an toàn. Tuy nhiên, liều lượng của nó cần có sự chỉ định của bác sỹ. Thông trường các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc an thần có thành phần phenobarbital để kiểm soát các cơn co giật và tác dụng của thuốc này sẽ khiến bé ngủ nhiều hơn hoặc khó chịu.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn