Một số triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện trong thời gian mang thai và sinh con không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé mà còn đe dọa đến tính mạng. Do vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu cảnh báo của các triệu chứng có thể gặp dưới đây nhé!






1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một triệu chứng dễ gặp nhất trong suốt cả thai kỳ của mẹ bầu. Nó cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho các chứng tiền sản giật.


Huyết áp cao là một dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.​
Sự gia tăng lượng máu trong khi mang thai là nguyên nhân của triệu chứng này. Đặc biệt ở những mẹ sinh con lần đầu tiên hay có tiền sử bệnh này trong những lần sinh trước sẽ dễ bị mắc bệnh hơn. Ngoài ra, tăng huyết áp còn khiến cho thai nhi bị thiếu oxy do lượng máu đến nhau thai giảm.

Để phòng tránh triệu chứng này, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trong thời kỳ mang thai.

2. Đa ối, thiếu ối

Mẹ bầu có thể bị đa ối hay thiếu ối trong thai kỳ. Sự dư hay thiếu nước ối đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là chức năng của phổi và thận vốn luôn cần phải hoạt động trong môi trường nước ối phù hợp. Các dấu hiệu nhận biết sự bất thường về mức nước ối là bụng to lên đột ngột hoặc da ở vùng bụng của mẹ căng bóng.

Để có thể phát hiện và kịp thời can thiệp điều này, mẹ bầu nên siêu âm để xác định tình trạng mức ối và thường xuyên thăm khám để theo dõi.

3. Bong nhau thai

Khi nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung, thai nhi sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng vì nguồn cung cấp từ mẹ đến thai nhi bị gián đoạn.


Khám thai thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề của thai kỳ.​
Triệu chứng xảy ra khi bị bong nhau thai nhi là mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dù không có chảy máu âm đạo. Để tránh hiện tượng này mẹ nên sinh con cách nhau 3 - 5 năm và nên nghỉ ngơi hợp lý khi có thai. Bổ sung axit folic và khám thai định kỳ để theo dõi là cần thiết.

Cuối cùng, khi phát hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng dưới… thì nên đến ngay bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

4. Ứ mật

Chứng ứ mật khi mang thai là mật hay men tiêu hóa tích tụ trong gan đi vào máu gây ra. Chỉ có khoảng 21/1.000 phụ nữ mang thai mắc phải hiện tượng này. Tuy nhiên xu hướng bệnh thường là do di truyền. Biểu hiện bệnh thường khiến mẹ bầu cảm thấy rất ngứa ngáy, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân.

Để phòng tránh biến chứng này mẹ bầu cần chăm sóc thai kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để tránh tăng cân trong thai kỳ. Mẹ bầu có bệnh mỡ máu tăng thường sẽ dễ mắc phải biến chứng hơn, nên cẩn thận. Đặc biệt, nếu gia đình có truyền thống đối với bệnh ứ mật thì việc theo dõi thai nhi cần được quan tâm sát sao hơn.

5. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Nếu mẹ bầu thừa cân, ít vận động, thường hút thuốc lá thì dễ bị mắc bệnh huyết khối. Đây là các cục máu đông nằm trong tĩnh mạch gây ra tắc nghẽn lưu thông máu, đặc biệt ở các vùng như tim, phổi. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này thì mẹ bầu sẽ dễ bị bệnh hơn.

Để hạn chế mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và thường xuyên vận động cơ thể. Mặc quần áo thoải mái, tránh gò bó và tránh các tư thế gây chèn ép mạch máu như ngồi bắt chéo chân, ngồi ở những nơi quá chật hẹp.

6. Suy thai

Suy thai cấp thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ và có thể để lại những di chứng lâu dài về sau.


Việc tìm hiểu về các vấn đề thai kỳ giúp thai phụ dễ dàng ứng phó với các bệnh chứng hơn.​
Suy thai mãn là sự yếu đi của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các triệu chứng khó nhận thấy và dễ chuyển thành suy thai cấp khi mẹ lâm bồn.

Suy thai xảy ra là do thai nhi bị thiếu oxy và chiếm đến 20% các ca sinh nở.

Để phòng tránh biến chứng suy thai, mẹ nên chữa các bệnh mạn tính trước khi quyết định có thai. Trong thai kỳ mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và nên đi khám thai thường xuyên theo lịch hẹn.

7. Vỡ tử cung

Vỡ tử cung có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Tai biến này cần được bác sĩ có tay nghề cao can thiệp. Do đó mẹ nên đến các bệnh viện uy tín đầy đủ trang thiết bị nếu tai biến này xảy ra.

Đối với những thai phụ sinh mổ thì thời gian mang lần 2 cách lần 1 ít nhất 3 năm. Sự co giãn của da tại các vết mổ kém hơn và có thể bị nứt khi thai nhi to lên hay khi tử cung co bóp.

8. Vỡ ối sớm



Vào những tháng cuối thai kỳ cần vận động và sinh hoạt hợp lý để không gây vỡ ối sớm, sinh non.​
Vỡ ối sớm là màng ối bị rách trước khi mẹ chuyển dạ. Vỡ ối sớm gây ra các nguy cơ sinh non, tăng tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng sau sinh. Ngoài ra thai nhi bị vỡ ối sớm còn dễ bị viêm phổi và nguy hiểm đến tính mạng nếu được sinh ra quá lâu.

Vì vậy trong thai kỳ mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, không sinh hoạt tình dục vào tháng cuối thai kỳ, tránh mang vác nặng và làm việc nặng nhọc. Ngoài ra nếu ngôi thai không bình thường thì nên nhờ bác sĩ can thiệp để đưa trở về vị trí thuận lợi sinh đẻ. Nếu việc can thiệp không thành công thì mẹ nên đề phòng biến chứng vỡ ối sớm trong thai kỳ

Tai biến trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé.
Theo Suckhoe

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn