Thai phụ nếu mang đơn thai chỉ nên tăng 10kg đến 12kg trong cả thai kỳ của mình. Nếu mẹ bầu tăng vượt mức này thì trở thành thừa cân. Đồng thời mẹ bầu cũng phải đối mặt với những khó khăn trong khi sinh nở, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.






Ba hiểm họa trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện sinh nở khi mẹ bầu thừa cân, đó là:

1. Phụ nữ thừa cân có khả năng sinh em bé lớn

Cân nặng trung bình của thai nhi khi lọt lòng tại Việt Nam khoảng 3kg đến 3,5kg. Thế nhưng nếu mẹ bầu béo phì thì thai nhi cũng vậy, có thể cân nặng của bé khi chào đời là hơn 4kg.

Phụ nữ thừa cân và béo phì có nguy cơ sinh em bé lớn (khoảng 4,15kg) nếu không kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thai kỳ, hoặc gia đình có tiền sử về em bé lớn; hoặc đã quá ngày dự sinh.


Béo phì trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều khó khăn khi mang thai.​
Có nhiều cách để biết mẹ bầu mang thai em bé lớn như những phép đo đáy xác định bụng mẹ lớn hơn so với kích thước trung bình ngày thai. Tuy nhiên phép đo này có thể nhầm với mẹ bầu có lượng nước ối nhiều chứ không phải mang thai lớn. Siêu âm là cách chẩn đoán được kích thước thai nhi chuẩn hơn.

Việc bạn có thể làm

Nếu được chẩn đoán mang thai nhi lớn thì việc mẹ bầu có thể làm là trao đổi với bác sĩ để xác định phương án sinh an toàn. Thường mẹ bầu có thể được chỉ định đẻ mổ trong trường hợp này. Nhưng nếu bác sĩ xét thấy độ mở âm đạo phù hợp thì mẹ bầu vẫn có thể được chỉ định sinh thường.

2. Phụ nữ thừa cân có thể có thời gian sinh lâu hơn

Một nghiên cứu cho thấy thời gian sinh con của mẹ bầu thừa cân lâu hơn mẹ bầu không thừa cân đến 30 phút hoặc hơn.

Việc bạn có thể làm

Việc mẹ bầu thừa cân có thể làm là cố gắng giảm cân khi còn có thể. Việc giảm cân nên được tiến hành bằng cách luyện tập thể dục đều đặn, ăn uống hợp lý để tránh tăng cân trong thời gian còn lại của thai kỳ.

Mẹ bầu cũng nên tham gia những lớp học tiền sản hướng dẫn những điều cần thiết để chuẩn bị sinh và cách sinh nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu và chọn bác sĩ đỡ sinh.


Tập thể dục và ăn uống khoa học là cách mẹ bầu tránh được béo phì trong thai kỳ.​
Và cuối cùng, hãy tự tin để vượt qua thử thách trước mắt.

3. Thừa cân làm tăng nguy cơ sinh mổ

Mẹ bầu béo phì, thừa cân thường có tỷ lệ sinh mổ cao hơn các mẹ bình thường khoảng 6%.

Béo phì thai kỳ thường dẫn đến những vấn đề của sức khỏe như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, thời gian sinh lâu… nên thường được bác sĩ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Việc bạn có thể làm

Lúc này điều mẹ bầu nên làm là trao đổi thật kỹ với bác sĩ để xác định chính xác có nhất thiết phải dùng phương án sinh mổ hay không. Nếu không tránh được sinh mổ hãy tìm hiểu từ bác sĩ những việc cần thiết để chuẩn bị cho ca phẫu thuật này.

Ngược lại, nếu còn khả năng khắc phục để sinh thường thì mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để tiến hành cải thiện tình hình. Hoặc nếu sức khỏe mẹ bầu có những vấn đề đặc thù không thể sinh mổ thì mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ để có lựa chọn hợp lý.
<br style="">

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn