Không còn cách nào khác cả. Bạn đã chấp nhận không chối bỏ mà thừa nhận sự hiện hữu của bé trong bụng mình. Từ giờ, chỉ còn một cách là chuẩn bị cho thiên thần nhỏ chào đời. Thế nhưng, nghiên cứu cho thấy có đến hơn 40% thai phụ “vỡ” kế hoạch thường bị trầm cảm trong chín tháng thai kỳ hoặc sau khi sinh vì chưa kịp chuẩn bị tinh thần, quá lo âu, hoảng sợ.






Có cách nào để bạn trách được điều này, thoải mái chấp nhận đứa con “vỡ” kế hoạch mà không cảm thấy bức bối, trầm uất không?

1. Tháng thứ nhất…

Bạn sững sờ khi nhìn thấy 2 vạch hiện lên trên que thử. Cách tốt nhất cho bạn lúc này không phải là than trời trách đất, mặt mày xám ngoét, chân tạy run lẩy bẩy vì chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ. Điều bạn cần làm rất đơn giản: Hãy ngồi xuống với chồng! Không nên đổ lỗi cho nhau theo kiểu sao anh không cẩn thận, sao em quên uống thuốc vì điều đó chỉ làm không khí căng thẳng hơn chứ chẳng giải quyết được gì cả.

Bạn cần bàn bạc nghiêm túc với người bạn đời của mình biện pháp xử trí: Bạn muốn bỏ thai? Bạn muốn sinh rồi cho một gia đình tốt bụng, hiếm muộn làm con nuôi? Hay bạn muốn đích thân mình sẽ sinh ra con, nuôi con khôn lớn?

Dù thế nào thì lời khuyên cho bạn vẫn là: Hãy can đảm chọn cách thứ 3! Sẽ không có nỗi đau day dứt suốt đời vì bỏ con, dù là bỏ bào thai hay bỏ một đứa trẻ đã nên dạng nên hình. Điều bạn phải đối mặt lúc này là những vất vả, mệt mỏi. Nhưng… hãy trấn an mình vì bù lại, bạn sẽ có một sự thanh thản tâm hồn. Hiểu được điều đó, bạn sẽ biết rằng mình đang làm một điều vĩ đại: Trao mạng sống cho chính đứa con yêu dấu của mình! Nhìn nhận rõ vào thực tế, phân tích điều mình phải đối diện như đã nêu trên sẽ giúp bạn cảm thấy việc bạn đang làm rất xứng đáng và thoải mái chấp nhận chuyện mình sắp làm mẹ - làm mẹ một cách đột ngột, bất ngờ, không lường trước nhưng cũng đầy lí thú.

2. Tháng thứ hai…

Song song với việc bù đắp cho bé yêu trong bụng những dưỡng chất cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ để bé có thể phát triển hoàn thiện như bất kỳ bé yêu nào khác, bạn có thể tạo cho mình một blog trên mạng, hoặc làm một cuốn album riêng. Trong album hoặc trên blog, bạn hãy thường xuyên post những hình ảnh về chính bạn, những vật dụng mà bạn chuẩn bị cho bé yêu của mình... Có thể viết cả những cảm xúc một cách thật lòng. Trải nỗi lo âu của bạn ra trang giấy hoặc những dòng chữ trên blog, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Nên cho bạn đời của bạn, người thân trong gia đình và những người bạn tin cậy xem những dòng bạn viết này. Bạn nhận lại được gì? Chắc chắn đó sẽ là sự an ủi, động viên, sẽ là những câu chuyện mang tính rất tích cực, lạc quan mà mọi người kể cho bạn nghe. Thậm chí, bạn còn được tặng một số món quà, quần áo cũ hoặc đồ chơi, nôi… từ những bà mẹ khác.

Từ những chia sẻ ân cần, những trang ghi chép rất thật về cảm xúc của mình, bạn sẽ có thể hiểu rõ những điều mình nghĩ, những điều mình lo và có hướng giải quyết dần dần. Tình yêu thương và sự động viên của mọi người cũng khiến bạn thấy việc mình mang thai trở nên thật tuyệt vời, chứ không hề đáng sợ.

3. Tháng thứ ba…

Bạn đã quen dần với những thay đổi của cơ thể và bắt đầu cảm nhận rõ rệt vai trò làm mẹ của mình rồi. Không cần dành quá nhiều thời gian cho việc tự trấn an mình nữa. Thay vào đó, bạn hãy tiếp tục chia sẻ trên trang blog của mình những thắc mắc, quan tâm để mọi người chia sẻ cho bạn kinh nghiệm.

Bạn nên tạo cho mình một cuốn sổ nhỏ, cắt dán và ghi chép lại tất cả những điều mà bạn nghĩ là sẽ hữu ích cho chính mình trong quá trình sinh nở, nuôi con. Tất cả những việc bạn đang làm này có tác động tích cực khiến càng lúc bạn càng háo hức với vai trò làm mẹ của mình hơn.

Nếu gặp bất cứ khó khăn nào, ví dụ bạn cảm thấy rất mệt, bạn hay mỏi lưng, chóng mặt… hãy mạnh dạn chia sẻ điều đó với bác sĩ, người thân, đặc biệt là những bạn bè đang làm mẹ. Bạn sẽ thấy mình bắt đầu trở thành một cuốn từ điển di động về chuyện mang thai, sinh nở, nuôi con. Thế nào, đến đây thì bạn bắt đầu nhận thấy món quà của tạo hóa từ sự “vỡ” kế hoạch này tuyệt đấy chứ?

4. Tháng thứ tư…

Cuối tháng thứ tư là bạn đã có thể biết con mình là trai hay gái. Bạn thích con trai hay con gái? Câu trả lời tốt nhất nên là con nào cũng được, con trai - con gái đều thương như nhau! Bởi vì nếu bạn quá mong con gái hoặc quá mong con trai mà kết quả đi ngược lại, bạn sẽ dễ đâm ra hơi buồn. Thêm một điều nữa là một số nghiên cứu đã chứng minh, nếu mẹ quá khao khát con trai hoặc con gái mà đứa trẻ sinh ra lại có giới tính trái ngược với mong muốn thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sau này trẻ có xu hướng dễ stress, dễ trầm cảm.

Tháng thứ tư, điều bạn nên làm để động viên mình khỏi những khó khăn trong lúc mang thai “vỡ” kế hoạch là bắt đầu nghĩ đến hình ảnh của bé, chuẩn bị cho bé một vài vật dụng đầu tiên. Những thứ linh tinh như một chiếc tã vải bạn may cho con, một chiếc nón nhỏ xíu đan bằng len… đều giúp bạn cảm thấy lạc quan, vui vẻ hơn.

Bạn cũng có thể học một số bài hát ru, nghe những bản nhạc dịu dàng, đừng quá sôi động nhưng cũng đừng ảo não, buồn chán. Thậm chí nếu thích, bạn đã có thể nghĩ đến những cái tên ở nhà, tên chính thức để đặt cho con… Bạn tin đi, những điều đó sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn rất nhiều lần.

5. Tháng thứ năm…

Bạn có thể tham gia một vài khóa học tiền sản. Ở đó, các bác sĩ, nữ hộ sinh, cũng nhưng các “chị em bầu bì” khác sẽ trò chuyện với bạn, hướng dẫn cho bạn những kỹ năng làm mẹ vô cùng cần thiết như tắm bé, cho con bú, cách thức chăm sóc cho con khoa học và hữu ích.

Ngoài những giờ học theo kiểu nghe giảng, ghi chép, bạn còn được trực tiếp thực hành với… con búp bê to như em bé sơ sinh nữa đấy. Hãy cùng thoải mái bật cười như các bà mẹ khác. Hãy hỏi tất cả những gì bạn chưa biết. Có thể bạn có thai hơi sớm so với dự tính và bạn chưa kịp trang bị cho mình kiến thức gì nhiều, nhưng nhớ là không bao giờ quá muộn cả. Từ những bài học trong suốt tháng thứ năm này, bạn càng lúc càng..

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn