Thai chết lưu chỉ được xác nhận khi trứng thụ tinh đã làm tổ trong tử cung, nhưng vì một lý do nào đó khiến bào thai không thể phát triển trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung người mẹ trên 48 giờ.






Nguyên nhân thai chết lưu

Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu có rất nhiều, tựu chung có thể quy về 3 nguồn căn khởi phát: từ phía người mẹ, từ phía thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi.

Những nguyên nhân xuất phát từ phía người mẹ


Nếu mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén thì dù ở mức độ nào cũng đều có thể gây ra thai chết lưu.​
- Béo phì: Mẹ bầu dư cân làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai lưu.Tính toán dựa trên chỉ số BMI cho thấy nếu BMI = 30 đến 39,9 tỉ lệ thai chế lưu sẽ là 8/1000. Với những thai phụ có chỉ số này cao hơn (> 40) thì tỉ lệ này sẽ là 11/1000.

- Nhiễm độc thai nghén: Nếu mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén thì dù ở mức độ nào cũng đều có thể gây ra thai chết lưu. Mức độ nhiễm độc thai nghén càng nặng thì tỷ lệ này càng cao. Việc chậm trễ điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng làm cho thai nhi bị suy dinh dưỡng và chết.

- Tử cung bất thường: Một nguyên nhân khiến thai nhi được nuôi dưỡng kém đó là do mẹ có tử cung bất thường. Các dạng tử cung như tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển và tử cung nhị tính đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Mẹ bầu mang bệnh:

+ Các bệnh lý mãn tính như huyết áp cao, lao phổ, bệnh tim, suy gan, thiếu máu…của người mẹ đều là những tác nhân gây ra thai lưu. Ngoài ra một số các bệnh về nội tiết như thiểu năng tuyến giáp, tiểu đường, basedow…đều gây ra các tác động không tốt đối với thai nhi.

+ Các bệnh về nhiễm khuẩn và vi rút như giang mai, quai bị, sốt rét…cũng làm cho thai nhi đứng trước nguy cơ.

- Các yếu tố khác: Mẹ cao tuổi, lao động nặng nhọc, cơ thể thiếu dinh dưỡng…đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng thai chết lưu.

Những nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi


Rối loạn nhiễm sắt thể thường là do gene di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển của phôi thai. ​
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Rối loạn nhiễm sắt thể thường là do gene di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển của phôi thai. Đó cũng có thể là do những đột biến có sẵn của trứng hay tinh trùng từ người cha và mẹ. Với những bà mẹ càng cao tổi thì tỷ lệ đột biến nhiễm sắc thể lại càng cao.

- Thai bị dị dạng như phù rau thai, não úng thủy, vô sọ…cũng khó có thể phát triển được tiếp tục.

- Nhóm máu giữa mẹ và con có sự bất đồng do hai yếu tố Rh (+) và Rh (-).

- Thai nhi không lấy được không khí và dưỡng chất từ mẹ do bánh rau thai bị lão. Trường hợp này nếu không được can thiệp kịp thời thai sẽ bị chết lưu.

- Sự phát triển không đồng đều của đa thai có thể làm một trong hai thai nhi bị chết.

Về phía thành phần phụ của thai nhi

- Dây rốn là một trong những bộ phận quan trọng của thai nhi. Những vấn đề của dây rốn như: dây rốn bị chèn ép, dây rốn bị xoắn. dây rốn bị rối và quấn vào cổ, thân hay các chi của bé…đều gây ra những nguy hiểm thực sự cho thai nhi.

- Bánh rau là một bộ phận khác mà những trục trặc của nó có thể khiến thai nhi tử vong. Các triệu chứng bất thường của bánh ra gốm có: bánh rau bị bong, xơ hóa, u mạch máu màng đệm…

- Lượng nước ối bất thường, quá nhiều hay quá ít cũng làm thai nhi bị chết lưu.

Phát hiện thai chết lưu

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp người mẹ phát hiện thai chết lưu để có cách xử lý kịp thời:

- Theo dõi hiện tượng thai máy: Từ sau 20 tuần tuổi, thai bắt đầu máy. Nếu không thấy hiện tượng này có thể xem xét đến trường hợp thai chết lưu trong tử cung mẹ.

- Đi khám thai định kỳ để đo chiều cao của tử cung. Chiều cao của tử cung tăng tương ứng với số tuổi thai, nếu số đo này không thay đổi hoặc giảm đi thì có thể thai đã chết.

- Ngực căng và tiết sữa là tình trạng bình thường của mọi thai phụ do nội tiết tố thay đổi. Nếu điều này không còn nữa thì đó là dấu hiệu cho biết thai đã chết.

- Âm đạo tiết ra nhiều dịch sẫm màu, thậm chí có mủ nếu thai chết lưu đã lâu kèm theo cảm giác chán ăn, buồn nôn, hôi miệng, toàn thân mệt mỏi...

Cách xử lý với thai chết lưu




Mô phỏng xử lý thai chết lưu. ​
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường nên lập tức đi siêu âm để chuẩn đoán đúng tình trạng và nhờ sự can thiệp của y bác sĩ. Việc phát hiện sớm sẽ an toàn hơn cho mẹ bầu.

Đề phòng thai chết lưu

Để phòng tránh chuyện đáng tiếc cho thai nhi các cặp vợ chồng nên ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích. Mẹ bầu không nên làm việc nặng nhọc, hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên giữ tâm lý cân bằng, tinh thần thoải mái. Đặc biệt thai phụ nên đi khám thai và theo dõi định kỳ để kịp thời can thiệp các triệu chứng bất thường của thai nhi.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn