Sót rau là sau khi đẻ, khi sảy thai hay sau khi nạo phá thai.






Bánh rau sổ không đầy đủ còn sót lại một múi rau, một số mảnh rau vụn hay một mảng lớn màng rau trong tử cung.
1. Triệu chứng sót rau
Dấu hiệu sớm:
Chảy máu ngay sau khi sổ rau, lượng máu có thể ít hoặc rất nhiều, máu đỏ tươi lẫn máu cục. Trong máu có thể thấy lẫn những mảnh rau vụn, tử cung co kém hoặc đờ tử cung. Kiểm tra bánh rau thấy có chỗ thiếu do còn sót lại trong buồng tử cung. Triệu chứng này thường đã được xử lý cấp cứu ngay tại phòng sinh.


Sản phụ sau sinh sốt cao, sản dịch mùi khó chịu hãy nghĩ đến sót rau thai (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu muộn:
- Sốt cao, có khi tới 40o, xuất hiện muộn vào ngày thứ 3 - thứ 4 sau sinh.
- Sản dịch mất mùi nồng tanh, có mùi hôi khó chịu. Trong sản dịch có thể nhìn thấy màng rau hay mảnh rau hoại tử.
- Lỗ cổ tử cung còn mở ở trường hợp: nạo phá thai, hút thai, sảy thai (nếu đẻ, sau 10 ngày cổ tử cung mới đóng kín).
- Tử cung co hồi chậm.
- Siêu âm có giá trị cao trong chẩn đoán sót rau.
Sản phụ sau đẻ vài ngày đột nhiên thấy sốt cao rét run, sản dịch mùi khó chịu cần nghĩ tới là sót rau, cần khám xác định và điều trị.
2. Phác đồ điều trị sót rau



Điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa: Internet)
Ngay sau khi đẻ: Kiểm tra bánh rau, kiểm soát tử cung nạo vét buồng tử cung lấy hết các mảnh rau.
Thời kỳ hậu sản:
- Kháng sinh chống nhiễm trùng.
- Nạo buồng tử cung bằng thìa cùn lấy hết mảnh vụn và máu cục.
- Sau nạo dùng thuốc co bóp tử cung để dồn máu cục ra ngoài.
Thông thường sót rau gặp sau thời kỳ hậu sản, rau bị sót sẽ hoại tử dần và bong ra ngoài theo sản dịch, cần dùng kháng sinh chống nhiễm trùng. Có thể dùng các bài thuốc nam chữa sót rau đã được kiểm chứng là có tác dụng.
Theo dõi vài ngày thấy sản dịch không có dấu hiệu chuyển sang trắng vàng và số lượng không giảm dần thì đi bệnh viện để siêu âm kiểm tra buồng tử cung. Và điều trị tích cực bằng kháng sinh, nạo vét buồng tử cung, thuốc tăng co bóp tử cung…
Theo Phunukieuviet

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn