"Chửa trâu" là từ mà dân gian hay gọi khi đã quá kỳ sinh nở dự tính đến 14 ngày mà bé yêu vẫn chưa chịu chào đời. Việc thai già tháng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của mẹ và bé yêu trong bụng. Những nguy hiểm đó là gì và giải pháp đề phòng như thế nào? Hãy cũng Phununews tìm hiểu.





Những nguy hiểm khi thai già tháng
Thai nhi yếu: Nước ối ít làm cho dây rốn chèn ép, thai sẽ yếu gây mất tim thai. Tất cả các thai quá ngày đều cần phải đánh giá tình trạng nước ối.
Thai quá lớn: Do ở trong bụng mẹ thêm 2 tuần lễ nữa nên có thể thai nhi sẽ nặng hơn 4 kg hoặc hơn nữa. Việc chuyển dạ của mẹ sẽ gặp trở ngại do thai to, tỉ lệ sinh mổ cao, vai bé to làm gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, thậm chí thai nhi có thể tử vong.
Thai hít nước ối: Hội chứng hít nước ối có phân su chiếm hơn 25%. Nước ối ít là phân su đặc hơn, thai nhi hít vào làm tắc nghẽn đường hô hấp, giảm sức căng cho bề mặt của các phế nang, bé sẽ bị giảm chức năng hô hấp khi chào đời. Nước ối nhuộm phân su là dấu hiệu của thai suy.
Suy nhau thai: Thai đã già thì lúc này chức năng của nhau thai không còn tốt, thai thiếu dưỡng khí và chất dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da ít, thể trọng giảm, và có thể nguy hiểm tới tính mạng thai nhi

Thai bị ngưng cung cấp oxy: Việc này thường xảy ra sau những cơn gò tử cung. Vì vậy, thai nhi chết trước và trong khi chuyển dạ.
Những ảnh hưởng xấu tới mẹ: Mẹ có thể bị rách cổ tử cung, âm đạo. Về sau có thể bị tiểu không tự chủ, và suy yếu cổ tử dễ bị sinh non.
Ngoài ra, việc hồi hộp đợi đến ngày sinh nhưng chưa thấy đau bụng làm cho mẹ luôn tình trạng chờ đợi, lo lắng. Nhất là khi phải nhập viện và được thực hiện xét nghiệm nhằm đánh giá sức khỏe của thai nhi thì bà mẹ rất căng thẳng.
Biện pháp phòng thai già tháng cho mẹ bầu

Với nhiều nguy hiểm cho thai nhi và cả mẹ bầu khi chửa già tháng, các bà mẹ hãy chú ý những điều sau để phòng tránh hiện tượng này hợp lý:
- Các bà mẹ mang thai phải có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động nhẹ nhàng.
- Chuẩn bị thụ thai, phụ nữ cần ghi chép rõ ràng chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng để làm cơ sở tin cậy cho việc dự tính ngày sinh.
- Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 hàng ngày nên dùng khăn mềm, xà phòng và nước ấm lau đầu vú. Và lau cho đến khi sinh. Việc làm đó ngoài việc khiến cho lớp biểu bì ở đầu vú dày hơn, không bị nứt, viêm nhiễm khi trẻ bú thì nó còn có thể kích thích đầu vú khiến tử cung co bóp, có lợi cho việc sinh sản đúng kỳ.
- Trước khi chuyển dạ, mẹ bầu hãy duy trì hoạt động thích hợp để đầu của thai nhi xoay xuống xương chậu.
- Khi mang thai nên tiến hành khám thai định kỳ. Trong trường hợp không nhớ rõ kỳ kinh cuối, bác sĩ có thể căn cứ vào phản ứng của thai nhi cùng kiểm tra sinh hóa để dự tính ngày sinh. Khám thai định kỳ còn giúp phát hiện các yếu tố dẫn đến thai già tháng như: vị trí của thai không thuận, nước ối ít đểcó biện pháp kịp thời.
- Phụ nữ đã quá ngày sinh dự kiến mà vẫn chưa chuyển dạ thì nên học cách quan sát số cử động thai. Khi mọi trường hợp đã được xác định, chắc chắn là thai đã già, nhau thai đã lão hóa thì nên nhập viện ngay, tránh trường hợp để thai chết ngạt.
Theo Phunukieuviet


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn