Màng cứng là một lớp màng dày bao phủ lên chuỗi các sợi dây thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác đau ở thắt lưng. Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau cho mẹ bầu khi chuyển dạ.





Cách gây tê

Gây tê màng cứng được áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. Nếu là sinh thường thì bác sĩ sẽ gây tê khi cổ tử cung đã mở từ 4 đến 5cm.

Lúc này thuốc sẽ được bơm vào cơ thể sản phụ thông qua một ống dẫn truyền nhỏ. Thuốc gây tê sẽ làm cho vùng bụng dưới, vùng kín và chân của mẹ bầu mất đi cảm giác đau sau chừng 10 phút khi tiêm thuốc.


Gây tê màng cứng là phương pháp tác động nhóm dây thần kinh ở vùng thắt lưng mẹ bầu.​

Tác dụng

Khi gây tê màng cứng lúc sinh sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau, hơn nữa mẹ cũng còn tỉnh táo để nhận biết toàn bộ quá trình chuyển dạ của mình.

Ngoài ra, sự thư giãn và ít đau đớn này còn giúp cho mẹ bầu nhanh chóng bình phục hơn sau khi sinh.

Hạn chế

Mặc dù vậy, phương pháp gây tê màng cứng cũng gây ra những khó chịu nhất định cho mẹ bầu, dù không thực sự gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Đó là sau khi tiêm xong bạn phải nằm nghiêng và giữ tư thế này chừng 30 phút khi bác sĩ tiêm thuốc và đợi cho đến khi thuốc có tác dụng.

Thuốc tê làm các cơ cũng yếu hơn do đó khiến cho việc chuyển dạ của mẹ bầu kéo dài hơn vì khả năng co bóp của tử cung đẩy bé ra ngoài giảm. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra tụt huyết áp ở mẹ. Một số mẹ còn phản ứng với thuốc với các triệu chứng như buồn nôn, khó thở…

Trường hợp hiếm hoi mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng và phải điều trị thêm sau khi sinh.

Mặc dù chứa đựng nhiều hạn chế nhưng phương pháp gây tê ngoài màng cứng vẫn an toàn với mẹ và thai nhi. Đội ngũ y bác sĩ thực hiện hộ sinh sẽ theo dõi và can thiệp kịp thời để mẹ cảm thấy thoải mái nhất và bé được chào đời khỏe mạnh.


Không có di chứng nguy hiểm cho cả me và bé khi thực hiện gây tê màng cứng.​

Một số trường hợp tuyệt đối không thể gây tê màng cứng khi sinh:

Mẹ có các vấn đề về đường huyết như: bị rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, xuất huyết, huyết áp quá cao hoặc quá thấp, có chỉ số tiểu huyết cầu thấp…

Mẹ có tiền sử phẫu thuật vùng thắt lưng hay dây thần kinh ở khu vực này có vấn đề. Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh ngoài da khu vực này thì cũng không thể tiến hành gây tê ngoài màng cứng.

Cột sốt mẹ bầu không được bình thường, như mẹ bị cong cột sống hoặc khe giữa hai đốt sống hẹp, khó có thể thao tác chính xác động tác gây mê.

Mẹ chuyển dạ quá nhanh hay mẹ có thân nhiệt bất thường (> 37độ C).
Theo Yeutre.vn

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn