Giai đoạn này, bên cạnh niềm vui được làm mẹ bạn cũng phải đối mặt với những khó chịu của cơ thể khi mang thai. Tình trạng ốm nghén, tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt sẽ xuất hiện nhiều hơn.






- Tâm trạng hạnh phúc: Dù bạn bị nôn hoặc quá mệt mỏi, cũng nên hạn chế tối đa tâm trạng buồn bã, cáu gắt. Bởi vì tinh thần của bạn có ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, những thai phụ stress sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc nhiều biến chứng thai nghén khác.

- Đi dạo cùng chồng: Nên dành thời gian buổi sáng hoặc buổi chiều đi dạo nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành.

- Đặt tên thân mật cho bé: và bắt đầu sử dụng tên này khi trò chuyện, ví dụ như Cún yêu hoặc Bống yêu… Nên nói chuyện với bé 15 phút/ngày.

- Đọc (kể) cho bé nghe những câu chuyện vui: Cách này vừa giúp bạn thư giãn vừa khiến bạn có cảm giác gần gũi với bé hơn.

- Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).

Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.

- Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn