Sức nặng của bào thai trong quá trình mang thai cùng với sức ép và sự căng giãn cực độ của khung chậu, cổ tử cung và âm đạo dẫn đến những hệ quả tiêu cực sau sinh, trong đó có tình trạng sa dạ con.






Nguyên nhân nào gây sa dạ con?

“Sa” có nghĩa là rớt xuống (hạ xuống), và điều này có thể xảy đến cho tử cung hoặc âm đạo sau khi một người phụ nữ có con. Các bác sĩ khoa sản cho biết, đối với phụ nữ, việc gia tăng các triệu chứng sa dạ con phổ biến sau sinh 20 năm hơn là được chẩn đoán ngay sau đó.

Sức căng dây chằng hỗ trợ tử cung từ phía trên, kết hợp với sức ép lên các cơ bề mặt khung xương chậu của bạn ở bên dưới trong suốt thời gian mang thai và kỳ trở dạ, có nghĩa là toàn bộ hệ thống nâng đỡ bị căng ra và bị yếu đi. Sự căng giãn này càng tồi tệ hơn bởi hooc-môn tiết ra trong suốt quá trình mang thai nhằm làm cho dây chằng bớt căng ra chuẩn bị cho cơn trở dạ.

Có thể đối với một số phụ nữ chưa có con nhưng vẫn bị sa dạ con là bởi tính yếu ớt tự nhiên của cơ, nhưng sau khi sinh thì có nhiều khả năng bị sa dạ con hơn. Đây là vì góc trước của tử cung đã bị hạ xuống, dây chằng bị kéo căng, và thành âm đạo không sát nhau như trước, làm cho việc sa dạ con có thể xảy ra.

Các mức độ của sa dạ con:
• Mức độ sa đầu tiên là khi dạ con hạ thấp một chút xuống phần đầu của cổ tử cung. Điều này có lẽ không gây ra bất kì rắc rối gì, nhưng có thể dẫn đến việc không kiềm chế được sức căng dẫn đến són tiểu - tiểu không kiểm soát (nước tiểu sẽ ra một ít khi cơ sàn chậu của bạn phải chịu sức ép khi bạn ho, cười hoặc tập thể dục…).

• Mức độ sa thứ hai là khi tử cung hạ xuống khe hở của âm đạo, vì thế nếu bạn đang cố gắng để đi vệ sinh , hoặc đứng trong thời gian quá lâu, cổ tử cung có thể bị đẩy ra ngoài cơ thể. Tiểu són, hoặc nhẹ hoặc nghiêm trọng, có thể là một vấn đề kéo dài liên tục.

• Mức độ sa thứ ba thì rất hiếm và chỉ xảy ra với những phụ nữ lớn tuổi không điều trị sa dạ con ở các mức độ nhẹ hơn trong thời gian dài. Điều này dẫn đến toàn bộ tử cung bị sa ra khỏi âm đạo,

Ngăn ngừa:Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn tốt trước, trong và sau thời gian mang thai sẽ giúp ngăn chặn việc sa dạ con.

Bài tập rèn luyện sàn chậu

Ngăn ngừa sa dạ con bằng việc giữ các cơ sàn chậu trong tình trạng khỏe mạnh. Bạn nên bắt đầu luyện tập chúng một cách nhẹ nhàng trước khi có thai một thời gian dài và cứ tiếp tục suốt đời bạn.

Tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu bằng cách xiết cơ cho đến khi đếm đến 4, sau đó thả ra cũng cùng số đếm đó. Bạn nên nhắm mục tiêu cứ thực hiện như thế 10-15 lần, 4 hoặc 5 lần/ngày.

Nếu bạn quyết định tập “sit-ups” (nằm xuống rồi ngồi dậy thẳng lưng, chân duỗi thẳng) nhằm cải thiện cơ bụng sau sinh, hãy nhớ kéo căng cơ sàn chậu khi bạn co người lại, và thư giãn khi nằm xuống. Nếu không thực hiện như thế, bạn sẽ làm cho sàn chậu phải chịu thêm sức ép.

Kiểm tra xem sự dẻo dai của cơ bạn có đang cải thiện hay không bằng cách thử xiết cơ để ngưng tiểu giữa dòng khi đang tiểu tiện. Trong lúc quan hệ tình dục, hãy hỏi chồng bạn anh ấy có cảm thấy sự khác biệt khi bạn xiết cơ âm đạo hay không.

Chế độ ăn của bạn:

Tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng việc uống nhiều nước và chắc rằng bạn đã làm cho bọng đái trống rỗng hoàn toàn. Phải cố gắng rặn khi đi đại tiện sẽ làm cho tình trạng sa dạ con tồi tệ hơn, vì vậy hãy tránh bị táo bón. Uống nhiều nước ép trái cây rất có lợi, cũng như các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, trái cây và rau.

Việc thừa cân sẽ gây cho bề mặt khung xương chậu phải chịu thêm sức ép, vì thế cố gắng để giảm cân rất được khuyến khích trước khi có em bé.

Trong quá trình trở dạ:

Đừng rặn quá sớm. Dù muốn rặn do sức ép khi thai xuống đường sinh, hãy kiềm chế cho đến khi được kíp đỡ hướng dẫn rặn – đó là khi cổ tử cung của bạn được giãn nở hoàn toàn. Theo cách đó, bạn sẽ không gây tổn hại đến phần đầu cổ tử cung, điều này sẽ giúp ngăn chặn việc sa dạ con về sau.

Triệu chứng:

• Tiểu són khi ho, cười hoặc nhảy. Hầu hết phụ nữ đều trải qua việc này sau khi sinh con, nhưng với các bài tập rèn luyện sàn chậu đều đặn, hiện tượng này sẽ chấm dứt.

• Vọp bẻ xuất hiện ở bụng hoặc khung xương chậu, những người phụ nữ nói cảm giác giống như muốn mở toang đường ruột của họ.

• Cảm giác khó chịu khi âm đạo bị phồng lên hoặc căng đầy.

• Thấy khó khăn khi đi tiểu hoặc đi tiêu.

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám bác sĩ đa khoa – không phải ngượng ngùng gì cả. Việc kiểm tra bên trong cơ thể sẽ chẩn đoán sớm bệnh tật mà thôi.

Điều trị:

• Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ nhất, bạn sẽ được khuyên là nên tập trung cho bài tập rèn luyện sàn chậu và chú ý đến chế độ ăn của bạn trước khi thực hiện bất kì điều gì. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, hãy hỏi bác sĩ đa khoa nhằm giúp bạn tìm đến một nhà vật lí trị liệu khoa sản, người này có thể đề nghị vài bài tập đặc biệt.

Thỉnh thoảng, một vòng nâng Petxe được đặt vào âm đạo cũng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho tử cung. Đây chỉ là dụng cụ tạm thời, được sử dụng trong khi bạn thực hiện các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu.

• Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ hai và ba, bạn cần được chỉnh lại dạ con bằng phẫu thuật do bác sĩ phụ khoa đảm trách. Việc này có thể giúp ích cho bạn từ việc làm cho sàn chậu vững chắc hơn đến việc khâu hỗ trợ những bộ phận quanh âm đạo. Nếu bọng đái hoặc trực tràng phồng ra đến chỗ âm đạo thì cũng có thể được chỉnh sửa bằng phẫu thuật đi qua âm đạo.

Nếu bị sa dạ con nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ dạ con có lẽ được đề nghị. Nhưng việc tập các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu vẫn đóng vai trò quan trọng, ngay cả hậu phẫu thuật.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn