Dù cả tháng mới đi khám thai một lần nhưng mẹ có thể tự kiểm tra sức khỏe của bé yêu trong bụng một cách dễ dàng thông qua 5 dấu hiệu dưới đây.





Khoảng 3 tháng đầu, có thể mẹ không tăng cân do tình trạng nghén ngẩm, thậm chí mẹ có thể giảm cân. Tuy nhiên mẹ đừng hốt hoảng vì chuyện đó, tình trạng ốm nghén cũng là dấu hiệu của thai kỳ khỏe mạnh. Những tháng sau đó khi đã đỡ nghén, mẹ sẽ tăng cân đều đặn - đó là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng cho thấy thai nhi phát triển bình thường. Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ tăng khoảng 10-13 ký là đẹp nhất: con phát triển tốt và mẹ không quá ục ịch sau sinh.

Huyết áp của mẹ có trồi sụt thất thường?
Vào thời điểm khám thai định kỳ, mẹ sẽ được đo huyết áp xem có ổn định không. Chỉ số huyết áp bình thường là dưới 140/90, nếu 140/90 đến 149/99 thì mẹ bị tăng huyết áp nhẹ; 150/100 đến 159/109 là tăng huyết áp trung bình; còn 160/110 hoặc cao hơn là tăng huyết áp nặng. Trong suốt thai kỳ, thường thì huyết áp của bà bầu ít thay đổi trong 30 tuần đầu. Nếu huyết áp của bạn trong phạm vi bình thường thì đó là dấu hiệu rất tốt cho thấy thai nhi đang phát triển hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Từ 30 tuần trở đi đến khi sinh bé, huyết áp có thể tăng nhẹ và thường không cần lo lắng. Nhưng nếu huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ và sinh nở như tiền sản giật. Nếu tiền sản giật xuất hiện, nó thường xảy ra rất nhanh đối với mẹ cao huyết áp.

Mẹ có bị đau nhiều, đau bất thường?
Thai nhi càng lớn càng khiến mẹ đau nhức cơ thể, nhất là vùng hông, thắt lưng, thậm chí ở vùng háng do áp lực cũng như sức nặng của thai nhi chèn lên cơ thể. Càng về những tuần cuối, mẹ càng thấy đau nhiều hơn, có thể gây khó khăn khi nằm ngủ, xoay người hay đứng lên ngồi xuống. Những biểu hiện đau nhẹ nhàng hoặc đau lưng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đau quá và đau ở các vùng khác, ví dụ đau quặn bụng hoặc đau bất thường (đau bụng như xé, đau quằn quại) thì cần phải đi khám bác sỹ để kiểm tra tình trạng của mình, có thể bé đang gặp nguy hiểm.

Nồng độ đường huyết có bình thường không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường ngắn ngủi. Lượng đường trong máu thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh, tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng cho bà mẹ và bào thai. Chính vì thế, nếu nồng độ đường huyết của bạn bình thường thì đó chính là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và dĩ nhiên em bé cũng đang rất an lành trong bụng mẹ.

Bé có cử động bình thường không?
Khoảng từ tuần 16 của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu trải nghiệm những cảm giác tuyệt vời nhất của quá trình mang thai - đó chính là những cử động đầu tiên của thai nhi. Có những mẹ cảm nhận sự chuyển động này chậm hơn, do da bụng dày hoặc do nhau thai bám ở mặt trước. Nếu mẹ cảm thấy cử động của bé diễn ra gian đều đặn thì đó là dấu hiệu cho thấy bé đang rất ổn, còn nếu bạn cảm thấy con không cử động trong một thời gian dài và không “năng động” giống mọi ngày thì đó chính là lúc bạn cần đi khám bác sỹ vì có lẽ bé không khỏe.

Mẹ có bị chảy máu âm đạo không?
Chảy máu âm đạo gây ra các nguy cơ: thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai… do đó nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có ổn hay không. Trong trường hợp có nguy cơ sảy thai, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nên nếu chẳng may gặp tình huống này, mẹ cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì nghĩa là con cũng đang rất yếu.

Chỉ số nước ối có ổn định không?
Cho dù ối nhiều hay ối ít thì thai nhi cũng đang phát triển bất thường. Bởi vì nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn