Trong quá trình mai thai, estrogen và progesterone gia tăng khiến cho mảng bám vi khuẩn hại răng tăng lên, dẫn đến viêm nướu thai nghén, nướu đỏ, sưng, đau, dễ bị chảy máu.





Người xưa thường nói "mỗi lần sinh con là mất một cái răng". Hiện nay dưới góc độ chuyên môn và khoa học, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nguồn canxi cần cho bào thai không rút ra từ răng. Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề răng miệng khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không tốt cũng như thói quen thay đổi của cơ thể gây bất lợi cho răng miệng trong thai kỳ.
Thau đổi hormine dễ bị sâu răng
Phụ nữ mang thai dễ bị sâu răng do thay đổi hormone. Đặc biệt trong quá trình mai thai, estrogen và progesterone gia tăng khiến cho mảng bám vi khuẩn hại răng tăng lên, dẫn đến viêm nướu thai nghén, nướu đỏ, sưng, đau, dễ bị chảy máu.
Viêm nướu thai nghén là tình trạng răng miệng phổ biến nhất liên quan đến việc có thai và thường bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ hai của thai kỳ. Nếu bạn đã có bệnh viêm nướu sẵn có, tình trạng này có thể sẽ trầm trọng hơn trong thời gian mang thai. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu, gây phá hủy không hoàn nguyên các mô nâng đỡ răng dẫn đến mất răng.
Ăn vặt trong quá trình mang thai tăng nguy cơ sâu răng
Để chống lại triệu chứng ốm nghén thai kỳ nhiều thai phụ chia nhỏ bữa ăn và tăng cường ăn vặt để vượt qua chứng buồn nôn khó chịu trong những tháng đầu mang thai. Đây cũng là lý do khiến cho chị em dễ mắc bệnh sâu răng trong thời kỳ mang thai. Các chuyên gia sức khỏe răng miệng khuyên chị em đang mang thai cần tăng cường giữ gìn vệ sinh phòng bệnh sâu răng.
Ngoài ra, tình trạng ốm nghén dễ gây nôn mửa khiến cho axit dịch vị trong dạ dày làm mất chất khoáng của răng. Những điều này dễ dẫn đến răng yếu đi và dễ gây sâu răng.
Thai đổi nổi tiết dễ khiến răng nhiễm khuẩn
Phụ nữ có thai thường bị viêm nướu, khu trú hoặc toàn thể. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8. Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng với nhiễm trùng toàn thân và ngược lại.
Nói chung, đối với phụ nữ có thai bình thường, không có chống chỉ định điều trị răng miệng
Những nguyên nhân khác:
U nướu thai nghén (epulis): là một khối tăng sinh mềm, màu hồng ở nướu. Khối u thường phát triển nhanh trong 3 tháng giữa và nhỏ lại, mất hẳn sau khi sinh.
Răng lung lay do tình trạng viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có mất khoáng ở xương ổ. Răng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì mẹ bầu cần phải chăm sóc răng miệng cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo Suckhoevadoisong

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn