Nào các ông bố, có phải bạn nghĩ rằng bạn chẳng thể mang thai giúp vợ được nên trách nhiệm của người cha thực sự chỉ bắt đầu khi bé con ra đời? Nhưng vợ bạn thì lại nghĩ khác, cô ấy cần bạn bên cạnh ngay từ ngày đầu tiên mang trong mình “giọt máu” của cả hai.






Về mặt sinh học, phải “hai tay mới vỗ nên kêu”, điều này làm sao có thể có nghĩa được khi người cha lại không có trách nhiệm đối với chính máu mủ của mình? Tuy vậy, việc kết hôn đơn giản không tự động khiến bạn sẵn sàng có con. Bạn phải bảo đảm rằng mình đã chuẩn bị trước khi hoàn toàn để cho sự kiện làm thay đổi cả cuộc đời mình xảy ra: bạn và vợ bạn đang đem một em bé đến với thế giới.

Người cha ngày nay là một phần của một thế hệ khác hẳn. Không chỉ trải nghiệm trở thành cha đã thay đổi sau vài thập kỷ. Mà bản thân việc làm cha chính nó cũng thay đổi một cách sâu sắc. Bạn có mặt ở đó, chụp hình, quay phim, đăng lên Facebook trong khi vợ hay bạn gái của bạn đang sinh.

Nhưng có những điều vẫn y nguyên như cũ: sự chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Việc trở thành một người cha không tự động đến với bạn, bạn phải tự chuẩn bị cả về tâm lý, tình cảm và tinh thần cho sự thay đổi lớn lao sắp đến với đời mình. Bằng cách tham gia nhiều nhất có thể vào quá trình mang thai của vợ, bạn đang bước những bước đầu tiên trở thành người cha tận tụy nhất có thể. Chúc mừng bạn từ một người cha sinh học trở thành người cha thực sự…

Từng tháng một, hãy tìm hiểu điều gì đang xảy ra với vợ và con bạn. Thú vị và sôi nổi lắm nhé…

Tháng thứ nhất

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Mức hormone của cô ấy tăng lên vùn vụt ngay sau khi thụ thai. Trong những tuần kế tiếp đó, cô ấy có thể cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên, và cô ấy sẽ lỡ một kỳ kinh. Nhiều phụ nữ bị ốm nghén. Những điều bực mình thông thường khác là ợ nóng và khó chịu đựng được một số loại thức ăn nhất định. Mệt mỏi uể oải là một sự bất tiện phổ biến khác, và điều này gây ra do tăng lượng máu, thêm vào đó là việc giảm hemoglobin có liên quan đến oxy. Ngực của cô ấy bắt đầu có cảm giác nhạy cảm và đau, chủ yếu bởi vì máu cung cấp đến ngực tăng lên.

Bạn có thể làm gì?

Thường thì trong giai đoạn này việc có mang thai hay không vẫn còn phải chờ được khẳng định, bạn có thể chưa biết về nó. Sớm nhất có thể sau khi vợ bạn đã được khẳng định có thai, hãy nhắc cô ấy bổ sung thêm folic acid, vitamin C, từ từ giảm lượng carbohydrate thu nạp vào cơ thể.

Sự phát triển của con

Hợp tử được hình thành từ sự thụ tinh giữa tinh trùng của bạn với trứng của vợ bạn bắt đầu trở thành một khối đến hơn 100 tế bào – gọi là phôi thai một khi nó chạm tới tử cung. Phôi thai bám vào niêm mạc tử cung. Những tế bào phía bên ngoài vươn ra như những cái rễ bám vào nguồn cung cấp máu của mẹ. Những tế bào bên trong phân chia làm hai và sau đó là ba lớp, mỗi lớp cuối cùng hình thành những bộ phận khác nhau của cơ thể bé.

Tháng thứ 2

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Xin chúc mừng, việc vợ bạn có thai đã được khẳng định! Vợ bạn mang kết quả kiểm tra về nhà. Cô ấy có thể trở nên ủ rũ, và vài bệnh vặt phổ biến khác có thể xuất hiện như táo bón – gây ra do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, những cơ mềm yếu đi và xuất hiện áp lực trong ruột. Quan trọng là hãy uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau quả tươi. Nhiều phụ nữ có thai còn bị đau đầu và nghén.

Bạn có thể làm gì?

Hãy thông cảm, động viên và đừng đưa ra những bình luận thiếu nhạy cảm. Sự khổ sở thường là một phần không thể thiếu trong giai đoạn này, nhưng vợ bạn có lẽ sẽ không từ chối một tách trà và những cái xoa lưng dễ chịu.

Sự phát triển của con

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của con, não và tủy sống của bé hình thành. Những tế bào ở lớp trên cùng hình thành một ống rỗng, gọi là ống thần kinh. Trái tim nhỏ xíu của con bạn cũng đang hình thành và bắt đầu đập vào khoảng ngày thứ 21. Con bạn đã có vài mạch máu riêng của mình, một vài trong số đó nối với người mẹ và dần phát triển thành dây rốn.

Tháng thứ 3

Điều gì đang xảy ra với vợ bạn thế?

Các bạn đã gần đến được giai đoạn cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Kể cả ốm nghén bây giờ vẫn là một thực tế khó chịu thì vợ bạn cũng biết đói. Hãy nhớ khuyến khích những bữa ăn nhỏ, dinh dưỡng và thường xuyên. Hầu hết phụ nữ có thai đều cảm thấy kiệt sức trong giai đoạn này, chủ yếu là do sự thay đổi hormone. Các mức năng lượng cũng thấp, nên nếu cô ấy muốn đi nằm sớm vào buổi tối thì hãy để cô ấy ngủ. Bạn sẽ không tin phụ nữ mang thai cần đi tiểu nhiều đến thế nào đâu. Việc này là do áp lực của tử cung lên bàng quang của cô ấy đang mỗi lúc một tăng lên.

Bạn có thể làm gì?

Điều “nam tính” nhất bạn có thể làm bây giờ là đảm nhận trách nhiệm chăm sóc nhà cửa – việc đi chợ mua đồ đang là điều cuối cùng mà bà bầu nhà bạn cảm thấy muốn làm. Cả những việc rửa chén, giặt đồ và nấu ăn cũng vậy. Được nhìn đứa con chưa ra đời của bạn trên máy siêu âm là một trải nghiệm không thể nào quên, vậy nên hãy đi tìm đọc hết những tham khảo tiền sản. Việc này cũng đưa bạn và vợ bạn lại gần nhau hơn.

Sự phát triển của con

Phôi thai phát triển thành bào thai. Mặt và mắt phát triển và thận cũng bắt đầu hình thành. Những móng tay móng chân mềm hình thành ở đầu ngón tay và ngón chân và 20 chồi răng sẽ xuất hiện trong nướu của bé. Cơ quan sinh sản (vẫn còn quá sớm để xác định được giới tính của bé!) phát triển. Vào cuối tháng này, bào thai dài khoảng 12cm và có thể cau mặt, đá, ngáp và giơ nắm đấm.



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn