Sự hiểu biết về những thay đổi của cơ thể sau khi mang thai sẽ giúp mẹ bước đầu làm quen với những thay đổi trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, cũng như có những sự chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn sinh và sau sinh.






Rụng tóc

Một vài tuần sau khi sinh, mẹ có thể sẽ bị rụng khá nhiều tóc. Trung bình một người bình thường có thể rụng khoảng 100 sợi tóc một ngày, nhưng trong suốt quá trình mang thai tóc mẹ sẽ rụng ít đi nhiều do rối loạn hóc môn. Đến khi thời kì mang thai kết thúc, cơ thể mẹ sẽ phục hồi và rụng tóc nhiều hơn bình thường trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, đừng lo lắng! Mái tóc của mẹ sẽ sớm quay trở lại như bình thường thôi.

Sạm da

Một số phụ nữ khuếch trương cái gọi là “mặt nạ thai kì”.Vùng da sạm màu xung quanh mắt sẽ bắt đầu mờ đi. Những mẹ bầu phải chịu đựng những nốt mụn xấu xí trong suốt quá trình mang thai sẽ nhìn thấy làn da của mình bắt đầu được cải thiện. Tuy nhiên, ở một vài người sẽ xuất hiện những nốt phát ban đỏ xung quanh miệng và cằm hoặc bị khô da nghiêm trọng. Tất cả những biểu hiện trên sẽ mất đi trong vòng vài tuần lễ.

Những thay đổi ở bầu ngực

Bầu ngực của mẹ bầu có thể sẽ bị đỏ, sưng tấy, đau đớn và tràn sữa trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi sinh. Vết sưng có thể sẽ xẹp xuống trong khoảng 3 đến 4 ngày (hoặc cho đến khi bạn ngừng cho con bú), bầu ngực của bạn có thể sẽ bắt đầu chảy xệ do da bị kéo căng ra trong quá trình mang thai. Bầu ngực có thể bị rỉ sữa trong nhiều tuần, kể cả khi bạn không cho con bú.

Những thay đổi ở bụng

Ngay sau khi sinh, dạ con sẽ vẫn căng và tròn (nặng khoảng 2 ½ pounds) và có thể cảm nhận được chỉ bằng việc chạm vào bụng dưới. Trong khoảng 6 tuần, nó sẽ chỉ còn nặng khoảng 2 ounces và không còn cảm nhận được bằng việc ấn vào bụng nữa. Những vết nhăn màu nâu khó hiểu ở vùng bụng dưới trong suốt quá trình mang thai sẽ biến mất. Nhưng ngay lập tức, những vết rạn da sẽ sớm phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Những vết rạn thường có màu đỏ tươi liên tục trong một thời gian ngắn sau khi sinh, nhưng chúng sẽ trở nên dai dẳng hơn khi chuyển sang màu bạc và bắt đầu loang ra trên da. Thậm chí những mẹ bầu thon gọn nhất cũng sẽ phải trải qua việc bị nhão da ở vùng bụng giữa sau khi sinh. Đứng lên ngồi xuống, một vài tư thế yoga nhất định, hay những bài tập thể dụng bụng có thể giúp mẹ lấy lại vòng hai phẳng lì như trước.

Đau lưng

Bởi vì sẽ mất một khoảng thời gian cho việc phục hồi lại việc cơ bụng bị căng lên trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ dồn sức nặng lên lưng. Điều này dẫn tới tình trạng đau lưng kéo dài tới khi cơ bụng chặt trở lại. Mẹ bầu lần đầu sinh con cũng có thể đau lưng do giữ tư thế sai khi mang thai. Nhìn chung, những vấn đề này sẽ biến mất trong 6 tuần đầu sau sinh. Nếu không, mẹ có thể sẽ phải đến gặp bác sĩ để nắn lại xương.

Không thể nhịn tiểu

Không còn hiện tượng em bé trong bụng thường ấn vào bàng quang, mẹ bầu có thể sẽ không đi tiểu thường xuyên. Nhưng áp lực lên ống đái trong lúc sinh sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu khó sau khi sinh. Những mẹ bầu lần đầu sinh con có thể đau đớn trong việc không nhịn được tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.

Táo bón

Nếu bị táo bón khi đang mang thai, mẹ sẽ vẫn có thể gặp vấn đề với chứng táo bón sau khi sinh xong. Bệnh trĩ có thể gây ra sự đau đớn khi đại tiện. Một chế độ ăn kiêng tăng cường chất xơ, uống nhiều nước, sữa, nước trái cây có thể giúp giảm nhẹ sự đau đớn.

Đau và chảy mủ ở âm đạo

Âm đạo có thể bị căng và mềm nhũn sau khi sinh. Nếu mẹ nào sử dụng phương pháp rạch âm hộ, hãy sử dụng khăn lạnh ngay sau khi sinh để giảm bớt sự khó chịu. Trong một thời gian ngắn sau khi sinh, âm đạo sẽ bắt đầu bị chảy mủ bao gồm máu và chất dịch ở bên trái nội mạc tử cung. Hiện tượng này gọi là Sản dịch (Lochia) và có thể kéo dài nhiều tuần. Mẹ vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường trong khoảng 3 đến 4 tuần sau khi sinh. Nếu mẹ bầu đang cho con bú vào thời điểm này thì có thể gặp phải vấn đề khô âm đạo, gây khó khăn trong việc gần gũi. Hãy tìm đến dung dịch bôi trơn âm đạo để giảm bớt đau đớn. Nếu mẹ không cho con bú, chu kì kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại sau khoảng 7 đến 9 tuần sau khi sinh. Nếu mẹ bầu cho con bú, chu kì kinh nguyệt sẽ không trở lại khoảng nhiều tháng, hoặc không trở lại cho đến khi kết thúc thời kì cho con bú.

Phù chân và giãn tĩnh mạch

Sự sưng phù ở chân sẽ mất đi nhanh chóng sau khi sinh. Tuy nhiên, một vài người sẽ bắt đầu trải qua chứng co rút chân. Nếu gặp phải hiện tượng này, đi bộ là liệu pháp có thể giảm nhẹ đau đớn.

Đổ mồ hôi

Sau khi sinh, mẹ có thể trải qua chứng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Điều này là bởi vì cơ thể cần phải thải bớt lượng nước dư thừa được tích lũy trong quá trình mang thai.

Năng lượng cơ thể

Một vài phụ nữ lần đầu sinh con chia sẻ rằng họ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn so với lúc chưa mang thai. Sự thật là khả năng hô hấp của một người phụ nữ sẽ tăng lên tới 20% trong 6 tháng đầu sau sinh. Những phụ nữ khác cho rằng sự kiệt sức hoàn toàn trong việc sinh con, chăm con và tăng cân khiến họ trở nên chậm chạp và buồn phiền.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn