Rất nhiều mẹ cảm thấy tính nết thay đổi, rồi đầu óc "có vấn đề" vì thường xuyên nói trước quên sau, hay cáu gắt,... Thực ra điều đó là có cơ sở đấy!





Việc sinh con và làm mẹ giống như việc bạn vừa khám khá ra một căn phòng mới trong ngôi nhà của mình vậy. Sự ví von đó chỉ ra rằng, việc sinh con là một điều thực sự kỳ diệu liên quan đến những sự thay đổi. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra những thay đổi liên quan đến não bộ của người mẹ sau khi sinh con, bao gồm cả những thay đổi tích cực và tiêu cực liên quan đến tâm sinh lý và hệ thần kinh.

Sau nhiều thế kỷ nghiên cứu về những thay đổi trong hành vi của những bà mẹ mới sinh con, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm ra được sự liên quan của hành động người mẹ với những gì đang xảy ra ở vỏ não trước, não giữa, thùy đỉnh và các nơi khác trong não bộ của họ. Điều rõ nhận thấy rõ nhất là chất xám ở não người mẹ mới sinh con sẽ tập trung hơn và hoạt động ở những vùng lo lắng, phản xạ, kiểm soát cảm xúc sẽ tăng lên. Ở mức độ hoạt động trung bình, những thay đổi trên gây ra do lượng hoóc-môn tăng đột biến trong suốt quá trình mang thai sẽ tạo ra sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và bé, giúp người mẹ gần gũi con hơn. Hiểu theo cách khác, đó là tình mẫu tử, bản năng bảo vệ con và những lo lắng là phản ứng đầu tiên xảy ra trong não người mẹ.


Nhiều nhà khoa học cũng đã cố gắng để “lập bản đồ não” của những người mẹ mới sinh con để tìm hiểu lý do tại sao họ thường cảm thấy lo lắng mà trầm cảm. Theo ước tính, cứ 6 phụ nữ sinh con thì có một người mắc chứng trầm cảm hậu sản; và nhiều người có những hành vi "kì quặc" như muốn rửa tay thường xuyên hay liên tục kiểm tra liệu đứa trẻ có còn thở hay không.

“Đây là một hành vi thường gặp ở các bà mẹ mới sinh con trong những tháng đầu tiên”, Pilyoung Kim, nhà nghiên cứu về não nói. “Họ không thể kiểm soát được nhiều suy nghĩ và hành vi của họ. Những lo lắng của họ thường là liệu đứa bé no hay đói, ốm hay khỏe”.

“Ở những người mới sinh con, não họ thay đổi ở nhiều khu vực khác nhau”, ông Kim cho biết thêm. “Sự thay đổi này liên quan đến cảm xúc của người mẹ và gây ra hành vi bị ức chế hay ám ảnh của họ. Cả động vật và con người ở thời kỳ nuôi con nhỏ đều có những hành vi này”.

Có một vài vùng não liên kết với nhau giúp các bà mẹ điều tiết cảm xúc và hành vi của mình. Điều khiến các nhà khoa học quan tâm đặc biệt là khu vực các nơ-ron thần kinh hình hạnh nhân. Chúng chịu trách nhiệm về trí nhớ, điều khiển cảm xúc như nóng giận, sợ hãi và lo lắng. Bình thường, hoạt động của vùng não này thay đổi một vài tuần sau khi sinh ở các bà mẹ. Các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi ở vùng não này trực tiếp làm tâm tính và cảm xúc của các bà mẹ mới sinh con thay đổi khi vùng não hạnh nhân kia hoạt động mạnh. Kết quả là người mẹ trở nên quá nhạy cảm với trẻ. Não của người mẹ ảnh hưởng cả đến ngữ điệu họ nói với con của họ. Tiếp đó, vùng não hạnh nhân có thể bị tổn thương và liên quan đến sự trầm cảm nghiêm trọng của họ.

Một nghiên cứu liên quan đến tương quan tình mẫu tử giữa mẹ và con năm 2003 của trường đại học Luân Đôn cũng chỉ ra rằng, phụ nữ sinh con đầu lòng có nhiều thay đổi trong não bộ nhất, mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ về các thay đổi trong não của họ trước khi sinh.

Thậm chí, não của đàn ông cũng có những thay đổi đáng kể khi họ giúp tham gia vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Não của họ sẽ có thêm nhiều nhận thức xã hội về việc chăm sóc con, cư xử với con và ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục sau này của họ.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn